Site icon Ibaketo

Giải đáp thắc mắc: Ăn mặn có bị tiểu đường không?

Ăn nhiều muối có bị tiểu đường không

Ăn nhiều muối có bị tiểu đường không

Ai cũng biết rằng, chế độ ăn uống nhiều đường, nhiều tinh bột, ít vận động đều có liên quan đến bệnh tiểu đường loại 2. Một số người nghĩ rằng, chế độ ăn nhiều muối cũng đóng một vai trò nào đó. Vậy ăn mặn có bị tiểu đường không? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Ăn mặn có bị tiểu đường không?

Trên thực tế, ăn quá nhiều  muối không trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa muối và bệnh tiểu đường phức tạp hơn.

Trong muối chứa phần lớn là Natri. Natri chịu trách nhiệm kiểm soát sự cân bằng của chất lỏng trong cơ thể bạn và giúp duy trì lượng máu và huyết áp bình thường. 

Tiêu thụ quá nhiều muối có thể làm tăng huyết áp, dẫn đến giữ nước, dễ tăng cân, có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. 

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng mỗi gam natri (hoặc 2,5 gam muối) bổ sung mỗi ngày có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn 43%. Và người tiêu thụ muối cao hơn 7,9g/ngày có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn 58% so với người nạp dưới 2,4g/ngày.

Mặt khác, với những bệnh nhân tiểu đường dễ bị huyết áp cao, nếu ăn nhiều muối sẽ càng làm họ tăng huyết áp. Có thể khiến người bệnh dễ mắc bệnh tim, đột quỵ và bệnh thận.

Chính vì vậy, cắt giảm lượng muối chính là điều cần thiết và quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường.

Chế độ ăn nhiều muối có liên quan đến bệnh tiểu đường

2. Ăn quá nhiều muối làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tim ở người bị tiểu đường

Một nghiên cứu giáo sư Chika Horikawa, Nhật Bản đã thực hiện khảo sát những người ở độ tuổi từ 40 đến 70 bị tiểu đường loại 2. Phân tích kết quả khảo sát bữa ăn của 1.588 bệnh nhân cho thấy những người ăn trung bình 14 gam muối mỗi ngày có nguy cơ phát triển bệnh tim mạch cao gấp đôi so với những người ăn trung bình 7 gam muối mỗi ngày.

Ngoài ra, với những bệnh nhân có HbA1c trên 9.0% và không kiểm soát tốt đường huyết, nếu ăn quá nhiều muối thì nguy cơ mắc bệnh tim tăng cao 9,91 lần. 

Như vậy, việc hạn chế muối trong chế độ ăn uống có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm do bệnh tiểu đường gây ra.

Ăn quá nhiều muối gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở người bệnh tiểu đường

3. Khuyến cáo hàm lượng muối trong khẩu phần ăn

Theo khuyến cáo của viện dinh dưỡng quốc gia, một thìa 5g muối chứa khoảng 2.000mg natri, tương đương với lượng muối chỉ nên dùng trong ngày với một người trưởng thành bình thường.

Với người bị tiểu đường, họ cần hạn chế muối trong chế độ ăn. Theo khuyến cáo, bệnh nhân tiểu đường chỉ nên tiêu thụ dưới 2,3 gam muối mỗi ngày. Nếu họ giảm lượng muối ăn vào khoảng dưới 1,5 gam/ ngày có thể có lợi cho vấn đề huyết áp.

4. Làm thế nào để giảm lượng muối trong tiêu thụ?

4.1. Những thực phẩm nào chứa hàm lượng muối cao?

Thực phẩm mặn nhất là những thực phẩm đã qua chế biến hoặc đóng hộp. Thực phẩm bán trong nhà hàng hoặc thức ăn nhanh cũng có xu hướng rất mặn. Dưới đây là một số loại thực phẩm có hàm lượng muối cao phổ biến:

4.2 Làm thế nào để giảm lượng muối trong tiêu thụ?

Ăn mặn có liên quan đến bệnh tiểu đường. Và để có thể giảm mặn trong các bữa ăn bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

Bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về câu hỏi ăn mặn bị tiểu đường? Hi vọng với những chia sẻ trên bạn sẽ biết được mình nên ăn bao nhiêu muối hàng ngày. Nếu bạn đang ăn quá nhiều muối, bạn sẽ biết cách giảm phù hợp, người bệnh tiểu đường cũng đặc biệt lưu ý khi sử dụng muối làm gia vị cho mỗi khẩu phần ăn mỗi ngày nhé!

 

Exit mobile version