Site icon Ibaketo

Cách tính và ý nghĩa của chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể)

Cách tính và ý nghĩa của chỉ số BMI

Cách tính và ý nghĩa của chỉ số BMI

Chỉ số BMI thường được sử dụng để đánh giá tình trạng cơ thể có đang bình thường, bị béo phì hay suy dinh dưỡng hay không? Chỉ số này được tính dựa vào chiều cao và cân nặng của có thể. Cách đo và tính chỉ số BMI rất đơn giản, hãy cùng Ibaketo cùng tìm hiểu về chỉ số này nhé!

1. Chỉ số BMI là gì?

Chỉ số BMI (Body Mass Index) hay còn gọi là chỉ số khối cơ thể. Được tính dựa trên tỉ lệ giữa cân nặng và bình phương chiều cao. Dựa vào chỉ số này có thể biết được một người béo, gầy hay có cân nặng lý tưởng. 

Chỉ số BMI xuất hiện lần đầu tiên năm 1832 bởi một nhà khoa học người Bỉ.

Cụ thể cách tính như sau:

BMI = Cân nặng/ (Chiều cao)2

Trong đó chiều cao tính đơn vị mét, cân nặng tính theo kg.

Một người có chỉ số BMI bình thường sẽ dao động trong khoảng 18,5 – 24,9, con số này cho thấy bạn đang ở mức cân nặng lý tưởng.

BMI được tính dựa trên cân nặng và chiều cao của cơ thể

2. Ý nghĩa của chỉ số khối cơ thể (BMI) 

2.1. Chỉ số khối cơ thể báo hiệu điều gì?

Chỉ số khối cơ thể càng cao báo hiệu lượng mỡ trong cơ thể càng nhiều, dẫn tới có nguy cơ xuất hiện các bệnh lý, vấn đề sức khỏe nghiêm trọng liên quan đến béo phì. Các bệnh thường gặp liên quan đến béo phì như: huyết áp cao, tim mạch, tiểu đường,..

Ngược lại, nếu chỉ số này quá thấp có thể báo hiệu bạn đang gặp các vấn đề như suy dinh dưỡng, thiếu máu,..

Tuy nhiên, sự phản ánh của chỉ số khối cơ thể không đúng với tất cả các đối tượng. Chỉ những người có cân nặng ổn định thì chỉ số này mới thực sự có ý nghĩa.

Không nên tính chỉ số khối cơ thể (BMI) cho các đối tượng như: người già, phụ nữ mang thai, vận động viên, trẻ em.

2.2. Phân loại mức độ gầy béo dựa trên chỉ số khối cơ thể

Vì đặc điểm hình thái con người ở các khu vực khác nhau là khác nhau. Thông thường chỉ số BMI của người Châu Á sẽ thấp hơn so với người Châu Âu – Mỹ nên khi so sánh, bạn hãy tìm chính xác khu vực của mình

Chỉ số khối cơ thể bao nhiêu là bình thường

Bảng phân loại chỉ số khối cơ thể (BMI) theo WHO và theo tiêu chuẩn người Châu Á

Với người Việt Nam nói riêng và Châu Á nói chung,  chỉ số BMI lý tưởng là từ 18,5 – 22,9.

2.3. BMI có thật sự quan trọng

Mặc dù BMI là một chỉ số được sử dụng rộng rãi và hữu ích để đánh giá trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, nhưng nó cũng có những hạn chế. Tuy nhiên lại không tính được lượng mỡ tồn tại – yếu tố gây nên các bệnh lý nguy hiểm. Mặc dù khoa học đã chứng minh chỉ số BMI có liên quan mật thiết đến tình trạng mỡ thừa. Tuy nhiên lượng mỡ thừa còn phụ thuộc vào các yếu tố như: độ tuổi, giới tính, tập luyện,…Nên xem xét chỉ số BMI cùng với các phép đo khác thay vì được sử dụng làm phương pháp duy nhất để xác định trọng lượng cơ thể khỏe mạnh của một người. 

Ví dụ:

2.4. Nguy cơ sức khỏe liên quan tới BMI cao

BMI là một phép đo tỷ lệ giữa cân nặng và chiều cao. Đây là cách tốt để đánh giá xem cân nặng của bạn có tương xứng với chiều cao hay không. Trên thực tế, biết chỉ số BMI của bạn có thể giúp xác định bất kỳ rủi ro sức khỏe nào có thể gặp phải nếu nó nằm ngoài ngưỡng bình thường.

Thừa cân có thể dẫn đến một loạt các bệnh mạn tính bao gồm:

3. Làm gì để có chỉ số BMI lý tưởng

Dựa vào BMI của người Châu Á, nếu kết quả chỉ số này của bạn không nằm trong vùng an toàn – bình thường thì bạn cần thay đổi lối sống sinh hoạt và dinh dưỡng.

Nếu bạn có BMI >= 23, bạn có thể áp dụng một số cách sau để điều chỉnh:

3.1. Chế độ dinh dưỡng

Cắt giảm lượng calo nạp vào hàng ngày, đặc biệt là đồ ăn, đồ uống có nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt,… Đường trong các loại thực phẩm này thường khiến cơ thể dư thừa đường và năng lượng, gây tích tụ mỡ thừa trong cơ thể.

Thay vào đó là lựa chọn các thực phẩm lành mạnh như rau xanh, trái cây ít ngọt, các thực phẩm giàu protein. Tuy nhiên, bạn cũng cần đảm bảo sự cân bằng các dưỡng chất để cơ thể luôn khỏe mạnh

Hãy lựa chọn một chế độ dinh dưỡng hợp lý để có sức khoẻ tốt và thân hình thon gọn

3.2. Tập thể dục

Tập thể dục giúp đốt cháy mỡ thừa giúp bạn giảm cân, giảm mỡ, đạt được vóc dáng với số đo mong muốn hiệu quả. Ngoài ra, tập thể dục còn giúp nâng cao sức bền, độ dẻo dai, giảm chứng trầm cảm, stress và các bệnh lý nguy cơ như: tim mạch, ung thư, tiểu đường,..

Bạn có thể tập gym, yoga đến chạy bộ, bơi lội hay đạp xe… Lập kế hoạch tập luyện hợp lý, duy trì đều đặn hàng tuần để thấy những sự thay đổi tích cực ở chính bản thân mình. 

3.3. Giữ tinh thần thoải mái

Bạn có biết hoocmon căng thẳng cortisol sẽ kích thích cảm giác thèm ăn. Đó là lý do mà nhiều người giải tỏa căng thẳng bằng cách ăn thật nhiều và khiến họ tăng cân khó kiểm soát. 

Vì vậy, nếu muốn có một thân hình thon gọn, một chỉ số BMI lý tưởng bạn hãy giữ tinh thần thoải mái, lạc quan và không nên quá căng thẳng về cân nặng.

3.4. Phẫu thuật

Đây là biện pháp mạnh mẽ cuối cùng để giảm mỡ thừa và cân nặng đáng kể khi các phương pháp kia không hiệu quả hoặc biến chứng nguy hiểm đã xảy ra. Tuy nhiên cần cân nhắc thực hiện và chọn địa chỉ uy tín.

Như vậy, BMI có thể có thể giúp bạn có thể đối chiếu, so sánh và đánh giá tình trạng cân nặng của bản thân ở mức bình thường, gầy hay béo phì. Để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh, hãy duy trì chế độ ăn uống và tập luyện khoa học.

Exit mobile version