Site icon Ibaketo

Giải đáp: Chỉ số đường huyết cao có phải bị tiểu đường?

đường máu cao có phải bị tiểu đường

đường máu cao có phải bị tiểu đường

Một trong những xét nghiệm đầu tiên để bác sĩ chẩn đoán bệnh tiểu đường đó là chỉ số đường huyết. Vậy chỉ số đường huyết cao có phải bị tiểu đường? Làm thế nào để đưa đường huyết trở về an toàn? Chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này nhé!

1. Bệnh tiểu đường là gì?

Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là một bệnh lý hình thành do sự rối loạn chuyển hóa carbohydrate. Do cơ thể thiếu hụt với insulin hoặc cơ thể đề kháng với hormon insulin dẫn đến chỉ số đường máu tăng cao mạn tính.

Lượng đường trong máu thường xuyên ở mức cao gây ra nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm như: bệnh tim mạch, tổn thương ở các cơ quan khác như mắt, thận, thần kinh và các bệnh lý nghiêm trọng khác.

Có hai loại bệnh tiểu đường chính đó là:

Bệnh tiểu đường là tình trạng lượng đường huyết cao mãn tính

2. Triệu chứng kinh điển của bệnh tiểu đường

Các triệu chứng kinh điển của bệnh tiểu đường đó là:

Để biết và hiểu chi tiết hơn về triệu chứng của bệnh tiểu đường, bạn có thể đọc bài Các triệu chứng của bệnh tiểu đường.

Những triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường

3. Chỉ số đường huyết cao có phải bị tiểu đường

Chỉ số đường huyết bao nhiêu là cao?

Xét nghiệm đường huyết là xét nghiệm đầu tay cũng như là xét nghiệm quan trọng nhất để chẩn đoán bệnh tiểu đường. 

Chỉ số đường huyết bình thường vào khoảng 3,9 – 6,4 mmol/l. Nếu kết quả đo được chỉ số này lớn hơn 6,4 mmol/l thì được coi là chỉ số đường huyết cao.

Chỉ số đường huyết cao có phải bị tiểu đường?

Thực tế thì chỉ số đường huyết cao chưa chắc đã phải là bệnh tiểu đường. Trong một vài trường hợp, chỉ số đường huyết chỉ tăng cao ở một thời điểm nhất định sau đó tự trở về bình thường thì đó là biểu hiện sinh lý của cơ thể. Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên tăng cao và không không thể tự điều chỉnh về mức bình thường thì đây là biểu hiện của bệnh lý tiểu đường.

Chỉ số đường huyết cao có phải bị tiểu đường không sẽ phụ thuộc vào mức độ tăng:

Nếu như đường huyết chỉ tăng cao hơn một chút so với bình thường (dao động trong khoảng từ 5,6 – 6,9 mmol/l lúc đói) thì đây mới chỉ là tiền đái tháo đường thôi.

Nếu như bạn phát hiện được giai đoạn này thì có thể đưa chỉ số đường huyết trở về ngưỡng bình thường và không tiến triển thành bệnh tiểu đường mạn tính bằng chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý.

Tham khảo thêm về chế độ ăn cho người tiền đái tháo đường trong bài viết ………………..

Nếu như đường huyết tăng đạt đến ngưỡng bệnh lý: Lớn hơn 7mmol/l lúc đói thì được coi là tiểu đường. Với người bệnh tiểu đường nếu chỉ số đường huyết càng cao thì càng nguy hiểm và nguy cơ biến chứng đến nhiều cơ quan khác. Do đó người bệnh cần được điều trị kịp thời và duy trì để điều hòa, ổn định đường huyết ở ngưỡng cho phép.

4. Các biện pháp bạn nên thực hiện để phòng tránh bệnh tiểu đường

Trong các ca bệnh tiểu đường thì tiểu đường loại 2 chiếm đến 80 – 90%. Thực hiện các biện pháp phòng bệnh chủ yếu hiệu quả với tiểu đường loại 2. Dưới đây là một số biện pháp bạn có thể thực hiện.

4.1. Cắt giảm lượng tinh bột và đường nạp vào cơ thể

Tinh bột có trong cơm, bánh mì, khoai, các loại củ sẽ được enzym chuyển hóa thành glucose hấp thu vào máu. Đây là nguyên nhân chính làm tăng lượng đường huyết.

Kể cả những người mắc bệnh hay người bình thường đều được khuyến cáo không nên ăn quá nhiều tinh bột. Lượng tinh bột hay đường đưa vào cơ thể quá nhiều không được insulin đưa vào trong tế bào để sử dụng, dữ trữ sẽ có nguy có gây nên bệnh tiểu đường.

Ngoài tinh bột, các loại thức ăn chứa đường như bánh kẹo ngọt, nước ngọt. Khi bận ăn những đồ này tức là bạn đang trực tiếp đưa một lượng đường lớn vào cơ thể.

Hạn chế đường và tinh bột thay vào đó hãy ăn nhiều các loại thực phẩm như: rau, thịt, cá, trứng,… là bạn đã có thể giảm đáng kể lượng tinh bột nạp vào cơ thể.

Cắt giảm lượng tinh bột trong chế độ ăn giúp giảm chỉ số đường huyết hiệu quả

4.2. Nếu thừa cân hãy giảm cân sẽ giúp phòng bệnh tiểu đường

Theo nhiều nghiên cứu, tăng cân quá mức và béo phì làm tích trữ mỡ thừa. Sự dư thừa chất béo kích thích giải phóng các chất gây viêm làm tăng tình trạng kháng insulin, làm nghiêm trọng hơn tình trạng bệnh.

Hãy áp dụng chế độ dinh dưỡng và tập luyện giảm cân sẽ giúp bạn phòng tránh bệnh tiểu đường

Bạn có thể hiểu sâu hơn về viêm ảnh hưởng như thế nào đến bệnh tiểu đường trong bài viết:…………………………..

Nếu thừa cân béo phì thì giảm cân là một biện pháp cần thiết để cái thiện và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường

4.3. Hạn chế đồ ăn chế biến sẵn

Thức ăn chế biến sẵn như đồ chiên rán, khoai tây chiên,…thường chứa nhiều dầu mỡ, chất bảo quản làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, béo phì và bệnh tiểu đường.

4.4. Tập luyện thể dục thể thao điều độ

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng đối tượng mắc bệnh tiểu đường thường là người có thói quen ít vận vận động.

Hoạt động thể dục thể thao phù hợp với thể trạng mỗi người mang lại nhiều lợi ích trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường như:

Giảm cân, giảm mỡ tích tụ.

Tăng sự nhạy cảm của tế bào với hormone insulin, khi đó đường sẽ được đưa vào tế bào nhiều hơn, chỉ số đường huyết sẽ giảm và ổn định.

Bài viết vừa rồi đã giải đáp được những thắc mắc của bạn xoay quanh câu hỏi: chỉ số đường huyết cao có phải bị tiểu đường? Chúng tôi cũng hy vọng với những thông tin trên bạn sẽ hiểu rõ hơn về bệnh tiểu đường và các biện pháp ngăn ngừa giúp bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình

 

Exit mobile version