Phẫu thuật đang là một trong những hình thức giảm cân mới hiện nay, tuy nhiên nhiều người vẫn còn nghi ngờ về mức độ an toàn và hiệu quả của hình thức này. Để giúp các bạn hiểu về phẫu thuật giảm cân, Ibaketo xin được chia sẻ những kiến thức tổng quan về phương pháp này. Mời bạn cùng tìm hiểu nhé.
1. Khi nào cần thực hiện phẫu thuật giảm cân?
Thông thường, các bác sỹ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật giảm cân trong các trường hợp như sau:
- Có chỉ số khối cơ thể (BMI) lớn hơn 40, thừa hơn 45 kg so với giới hạn bình thường hoặc có chỉ số BMI lớn hơn 35 và mắc nhiều bệnh lý liên quan đến béo phì.
- Đã thử các phương pháp giảm cân thông thường như: tập luyện, ăn kiêng… nhưng không thành công và cân nặng có xu hướng tăng không kiểm soát.
- Bệnh nhân béo phì được chỉ định làm phẫu thuật trong điều kiện có sức khoẻ đảm bảo theo yêu cầu, có khả năng phục hồi tốt và vượt qua được các biến chứng có thể gặp phải sau phẫu thuật.
Do vậy, phẫu thuật giảm béo được xem như là sự lựa chọn cuối cùng của những người thừa cân quá mức, và khi áp dụng các biện pháp khác không hiệu quả.
2. Các hình thức phẫu thuật giảm cân
Việc lựa chọn hình thức phẫu thuật giảm cân phù hợp được dựa trên các yếu tố như: tình trạng sức khoẻ của người bệnh, điều kiện tài chính hoặc nguyện vọng của người bệnh…
Dưới đây là một số hình thức phẫu thuật giảm béo hiện đang được áp dụng như:
2.1. Phẫu thuật cắt bỏ một phần dạ dày
Ở những người mắc bệnh béo phì, kích thước dạ dày thường lớn hơn so với người bình thường. Điều này lý giải tại sao những người mập thường nhanh đói và ăn với số lượng thức ăn nhiều hơn.
Theo Hiệp hội Phẫu thuật Chuyển hóa và Tiêu hoá Hoa Kỳ, phẫu thuật cắt bỏ một phần dạ dày sẽ giúp người thừa cân, béo phì kiểm soát được lượng thức ăn đưa vào cơ thể mà không cảm thấy đói.
Khi đó, dạ dày và ruột non nhỏ hơn so với lúc trước và vì thế chúng ít khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn kém hơn. Điều này sẽ giúp người bệnh giảm cân nhanh chóng mà không cần phải quá kiêng khem khổ sở.
Tuy nhiên, phẫu thuật ngày đòi hỏi bạn phải thay đổi lâu dài chế độ ăn uống của mình. Nếu không có chế độ ăn phù hợp, cơ thể bạn có thể rơi vào tình trạng thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng.
Ngoài ra, cắt bỏ một phần dạ dày cũng là một thủ thuật tương đối phức tạp, đòi hỏi thời gian nằm viện lâu hơn và cần điều kiện nghỉ ngơi, ăn uống khoa học.
2.2. Phẫu thuật cắt dạ dày hình ống
Phẫu thuật cắt dạ dày hình ống có thể loại bỏ tới 80% dạ dày, để lại dạ dày hình ống hẹp có kích thước tương tự như một quả dưa chuột. Hình thức phẫu thuật này có tác dụng tương tự như cắt bỏ một phần dạ dày, nghĩa là làm giảm lượng thức ăn mà một người ăn vào.
Khi đó, phẫu thuật cũng ảnh hưởng đến việc sản xuất các loại hormone khác nhau. Điều này có thể giúp bạn cảm thấy no nhanh hơn và làm giảm cảm giác thèm ăn.
Theo Hiệp hội Chuyển hoá Mỹ, phương pháp cắt dạ dày hình ống cũng thủ thuật ít xâm lấn hơn, đòi hỏi thời gian nằm viện ngắn hơn. Ngoài việc hỗ trợ giảm cân, nó có thể giúp giảm nguy cơ tăng cân mất kiểm soát bằng cách gây cảm giác no và đầy bụng.
2.3. Phẫu thuật nội soi thắt đai dạ dày
Thêm một hình thức phẫu thuật giảm cân khác được nhiều chuyên gia đánh giá cao đó là phẫu thuật nội soi thắt đai dạ dày. Phẫu thuật này giúp giảm kích thước dạ dày và tạo ra được tác dụng giảm cân đáng kể.
Trong thủ thuật này, bác sỹ sẽ dùng một vòng tròn có chất liệu làm bằng silicone và có thể tự thay đổi được kích thước vòng. Sau đó, bác sỹ sẽ đặt vòng tròn này lên phần trên của dạ dày để giúp giảm lượng thức ăn có thể đi vào dạ dày, tạo cảm giác no nhanh hơn trong quá trình ăn uống của bệnh nhân.
Phẫu thuật nội soi thắt đai dạ dày là thủ thuật ít xâm lấn, ít biến chứng nhất trong các loại phẫu thuật giảm béo và giảm nguy cơ thiếu hụt chất dinh dưỡng hơn so với 2 loại phẫu thuật kể trên.
Tuy nhiên phương pháp này dường như đem lại hiệu quả không cao và nếu người bệnh sau phẫu thuật không tuân thủ chế độ ăn uống khoa học, thì nguy cơ tăng cân trở lại là rất cao.
2.4. Phẫu thuật chuyển hướng tuỵ với tá tá tràng
Phẫu thuật chuyển tuyến tụy với tá tràng (BPD / DS), thường được gọi là phẫu thuật thông tắc tá tràng, bao gồm có hai giai đoạn.
Đầu tiên, bác sĩ phẫu thuật tạo ra một dạ dày nhỏ hơn, tương tự như quy trình được sử dụng để cắt dạ dày hình ống. Sau đó, bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ một phần ruột non, làm giảm lượng thức ăn mà người béo phì có thể hấp thụ. Những biện pháp can thiệp này tạo ra một dạ dày nhỏ hơn có thể chứa ít thức ăn hơn, đồng thời ngăn cơ thể tăng cân nhiều trước khi phẫu thuật.
Bệnh nhân thường giảm cân nhiều hơn sau khi thông tắc tá tràng so với những thủ thuật khác. Phẫu thuật này cũng mang lại cơ hội tốt nhất để cải thiện các biến chứng liên quan đến cân nặng như bệnh tiểu đường, huyết áp cao…
Tuy nhiên, hình thức phẫu thuật này đòi hỏi người bệnh cần chế độ ăn uống ít hơn và lành mạnh hơn. Tuy nhiên, thủ thuật này cũng có tỷ lệ biến chứng và tử vong cao nhất, tỷ lệ thiếu hụt dinh dưỡng cao và cần phải tái khám liên tục.
3. Chăm sóc sức khỏe sau phẫu thuật giảm cân
Sức khoẻ của người bệnh béo phì sau phẫu thuật giảm cân cần được chú trọng, bởi nếu không có biện pháp chăm sóc phù hợp thì thời gian phục hồi sẽ kéo dài và làm tăng các biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số các chăm sóc sức khoẻ sau phẫu thuật giảm cân mà bạn cần lưu ý [1]
3.1. Chế độ ăn uống
Ngay sau khi phẫu thuật, bệnh nhân nên thực hiện một chế độ ăn kiêng đặc biệt do các bác sỹ điều trị chỉ định. Hầu hết bệnh nhân sẽ bắt đầu ăn kiêng trong một vài tuần sau phẫu thuật, bắt đầu ăn thức ăn mềm và sau đó chuyển sang thức ăn cứng hơn.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần uống từ 1.2 – 1.5 lít nước để tránh buồn nôn, táo bón và điều hoà các quá trình chuyển hoá trong cơ thể.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần được bổ sung đầy đủ 60 – 100 gam protein mỗi ngày và cần tránh tiêu thụ các loại thực phẩm có nhiều đường, tinh bột.
Không những vậy, sau bất kỳ cuộc phẫu thuật giảm cân nào, bệnh nhân cũng cần bổ sung vitamin và khoáng chất thường xuyên bao gồm: vitamin B12, vitamin D, Canxi và Sắt.
3.2. Thường xuyên tập luyện
Sau phẫu thuật giảm cân, người bệnh cần tập luyện hay vận động thường xuyên để giúp duy trì cân nặng hợp lý. Người bệnh nên giữ thói quen vận động khoảng 30 phút mỗi ngày với cường độ vừa phải để tránh gây ảnh hưởng tới cơ quan đã tác động phẫu thuật, mà vẫn có thể phòng ngừa tăng cân.
3.3. Sử dụng thuốc theo sự chỉ định của bác sỹ
Những cơn đau sau phẫu thuật có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, do vậy bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau theo sự chỉ định của bác sỹ.
Với một số người bệnh đang sử dụng các loại thuốc khác để điều trị các bệnh lý trước khi phẫu thuật, thì sau khi phẫu thuật người bệnh vẫn có thể tiếp tục sử dụng các loại thuốc này hoặc thay đổi thuốc khác nhưng với liều lượng giảm xuống theo sự hướng dẫn của bác sỹ.
3.4. Tránh mang thai sau khi phẫu thuật
Với những bệnh nhân nữ béo phì đã trải qua phẫu thuật giảm cân nên tránh mang thai từ 12 – 18 tháng sau phẫu thuật. Điều này đảm bảo giúp các chị em có thời gian phục hồi sức khoẻ tốt, dinh dưỡng đầy đủ và cân nặng ổn định trước khi mang thai
Trên đây là toàn bộ thông tin về phẫu thuật giảm cân, hy vọng bạn đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích về vấn đề này. Chúc bạn sẽ giảm cân an toàn và luôn theo dõi những bài viết mới nhất của Ibaketo nhé.