Chẩn đoán tiền tiểu đường có vẻ đáng sợ, nhưng đó thực sự là biện pháp để kiểm soát sức khỏe trước khi có bất kỳ hậu quả nghiêm trọng nào. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về tiền tiểu đường đường cũng như các biện pháp bạn có thể thực hiện ngay bây giờ để đảo ngược tình trạng trạng, đảm bảo nó không bao giờ tiến triển thành tiểu đường loại 2.
1. Tiền tiểu đường là gì?
Tiền tiểu đường hay còn gọi là tiền đái tháo đường. Nếu bạn nhận được chẩn đoán tiền tiểu đường, điều đó có nghĩa là bạn có lượng đường trong máu cao hơn bình thường. Tuy nhiên, nó không đủ cao để chẩn đoán bệnh tiểu đường. Nếu bạn không được điều trị, tbệnh có thể dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim và đột quỵ.
2. Nguyên nhân gây ra tiền tiểu đường?
Insulin là một loại hormone được tạo ra bởi tuyến tụy giúp cơ thể bạn chuyển hóa glucose thành nhiên liệu. Khi bạn ăn một bữa ăn, carbohydrate trong thức ăn của bạn được chuyển hóa thành glucose, hay còn gọi là đường huyết.
Glucose đó sẽ ở trong máu của bạn cho đến khi tuyến tụy của bạn tiết ra insulin. Insulin hoạt động giống như một chiếc chìa khóa mở các tế bào của bạn để cho phép glucose đi vào, nơi nó được sử dụng để cung cấp năng lượng cho cơ thể bạn. Nếu không có insulin hoặc khi insulin không hoạt động hiệu quả, lượng glucose đó sẽ bị kẹt trong máu và tích tụ, khiến lượng đường trong máu của bạn tăng lên.
Tiền tiểu đường là một dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang bắt đầu sử dụng insulin một cách không hiệu quả. Nói cách khác, cơ thể bạn đang bắt đầu đề kháng với insulin. Khi cơ thể kháng lại insulin, nồng độ glucose trong máu tăng lên, nguy cơ tiến triển thành bệnh tiểu đường loại 2.
3. Các triệu chứng tiền tiểu đường cần chú ý là gì?
“Nếu tiền tiểu đường dễ dàng phát hiện, bạn sẽ không phải mất nhiều năm trước khi chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Tiền đái tháo đường thường không có bất kỳ triệu chứng nào hoặc các triệu chứng kháng insulin diễn ra từ từ hoặc nhẹ đến mức không thể phát hiện trong nhiều năm. Tuy nhiên, đôi khi có những dấu hiệu cảnh báo như:
- Cơn khát tăng dần
- Tăng cảm giác đói
- Mệt mỏi
- Giảm cân không rõ nguyên nhân, ngay cả khi ăn nhiều hơn
- Đi tiểu thường xuyên
Triệu chứng cuối cùng xảy ra do lượng đường dư thừa trong máu khiến cơ thể bạn tạo ra nhiều nước tiểu hơn để thải glucose ra ngoài. Càng đi tiểu nhiều, bạn càng dễ bị mất nước, dẫn đến chu kỳ tăng tín hiệu đói và khát.
4. Các yếu tố nguy cơ tiền tiểu đường
Một số yếu tố nguy cơ phát triển bệnh đó là:
- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Chế độ ăn nhiều đường và tinh bột, thực phẩm chế biến sẵn khiến bạn tăng lượng đường trong máu, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh.
- Thừa cân, béo phì: Nếu bạn thừa cân, có nguy cơ cao bạn bị bệnh tiền tiểu đường. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn có lượng mỡ bụng hay vòng eo lớn.
- Lối sống ít vận động: ít vận làm tăng nguy cơ đề kháng insulin và tăng cân, cả hai điều này sau đó có thể dẫn đến tiền đái tháo đường.
- Tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường loại 2: Tiền đái tháo đường có yếu tố di truyền. Nếu gia đình bạn có ai đó mắc bệnh tiểu đường loại 2 thì bạn có khả năng tự phát triển bệnh tiền tiểu đường và tiểu đường loại 2.
- Tiền sử tiểu đường thai kỳ: Bệnh tiểu đường khi mang thai có thể báo hiệu nguy cơ tiền tiểu đường và bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn.
- Hút thuốc lá: Nicotine trong thuốc lá làm giảm độ nhạy của tế bào với insulin, làm tăng lượng glucose trong máu. Các hóa chất khác trong thuốc lá gây viêm và khiến các tế bào đó khó hấp thụ insulin hơn.
5. Tiền tiểu đường có gây biến chứng không?
Tiền tiểu đường không có bất kỳ biến chứng nào, nhưng nếu không được kiểm soát, nó có thể phát triển thành bệnh tiểu đường loại 2, sau đó có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Một số biến chứng của bệnh tiểu đường loại 2 đó là:
- Tăng huyết áp
- Đột quỵ
- Tổn thương thận
- Tổn thương mắt
- Bệnh thần kinh
- Nhiễm trùng da
- Chứng ngưng thở lúc ngủ
- Phát ban bệnh tiểu đường
6. Tiền tiểu đường có thể hồi phục được không? Cách điều trị thế nào?
Chắc chắn rồi! Bạn có thể đẩy lùi tình trạng tiền tiểu đường. Điều trị tiền đái tháo đường cũng có thể được coi là ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2 bằng cách áp dụng các thay đổi lối sống, bao gồm:
6.1. Thực hiện một chế độ ăn ít carbohydrate
Nhiều nghiên cứu cho rằng chế độ ăn ít carbohydrate có thể kiểm soát và ngăn ngừa lượng đường huyết tăng cao.
Bên cạnh đó nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng chế độ ăn ít carb giúp cải thiện tình trạng kháng insulin.
Thực hiện một chế độ ăn ít carb còn giúp bạn giảm cân hiệu quả nếu bạn đang gặp tình trạng thừa cân – yếu tố nguy có dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2.
Thay vào đó bạn hãy bổ sung nhiều chất xơ cùng protein và chất béo lành mạnh.
6.2. Tập thể dục
Tập thể dục là một cách tuyệt vời để đảo ngược tình trạng tiền đái tháo đường.
Một số lợi ích của việc tập thể dục đối với bệnh tiền tiểu đường đó là:
- Tập thể dục có thể giúp giảm cân làm giảm nguy cơ mắc tiền tiểu đường mà không cần ăn kiêng hạn chế.
- Ngoài ra, khi tập thể dục, cơ thể sử dụng nhiều glucose hơn, giúp loại bỏ nó ra khỏi máu
- Cuối cùng, tập thể dục sẽ kích hoạt một thụ thể tế bào gọi là GLUT-4, thụ thể này giúp đưa glucose vào trong tế bào giúp làm giảm lượng đường trong máu.
6.3. Giảm cân
Giảm cân là một biện pháp điều trị tiền đái tháo đường hiệu quả. Chỉ giảm 5 đến 10% trọng lượng cơ thể có thể làm giảm đáng kể nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 và loại bỏ tiền tiểu đường.
Bên cạnh đó giảm cân còn mang lại nhiều lợi ích khác như giúp bạn có một thân hình cân đối đồng thời giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính như tăng huyết áp, mỡ máu cao,…
6.4. Dùng thuốc điều trị tiền tiểu đường
Nếu bạn có nguy cơ rất cao phát triển bệnh tiểu đường loại 2 sau khi được chẩn đoán là tiền đái tháo đường vì các bệnh đi kèm như béo phì,… Bác sĩ có thể đề nghị một loại thuốc như metformin, giúp gan không tạo ra nhiều glucose hơn khi cơ thể không cần để mức đường huyết luôn ở trong phạm vi an toàn hơn.
Tóm lại, tiền tiểu đường nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ nguy cơ rất cao tiến triển thành bệnh tiểu đường loại 2. Tuy nhiên, nếu bạn phát hiện sớm, tình trạng bệnh thường có thể được đảo ngược bằng chế độ ăn uống ít carb, nhiều chất xơ đầy đủ protein, chất béo lành mạnh và tập thể dục. Chúc bạn sức khỏe!