Site icon Ibaketo

Người bệnh tiểu đường ăn cháo được không?

Bị tiểu đường ăn cháo được không

Bị tiểu đường ăn cháo được không

Dinh dưỡng là một phần vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường. Vậy tiểu đường có nên ăn cháo không? Đây là câu hỏi được khá nhiều người bệnh quan tâm. Câu trả lời sẽ có ở bài viết dưới đây, cùng Ibaketo tìm hiểu nhé!

Tinh bột đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể nhưng nếu tiêu thụ quá mức có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao mất kiểm soát. Nếu tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài sẽ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. 

Vì vậy, với bệnh nhân tiểu đường, việc tiêu thụ tinh bột cần tuân theo nguyên tắc nhất định.

1. Người bệnh tiểu đường có nên ăn cháo không?

Người bệnh tiểu đường được khuyên ăn ít cơm trắng và thay thế vào đó bằng các loại tinh bột lành mạnh như: yến mạch, gạo lứt, bánh mì nguyên cám,…Tuy nhiên, cháo có phải là món ăn có lợi?  Với câu hỏi “bệnh nhân tiểu đường có nên ăn cháo không?” Câu trả lời là “CÓ”

Người bị tiểu đường hoàn toàn có thể đưa cháo vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình với một hàm lượng hợp lý. 

Đối với những bệnh nhân tiểu đường, việc kiêng khem một số nhóm thực phẩm là rất cần thiết để kiểm soát lượng đường huyết. Tuy nhiên, người bệnh không cần phải cắt bỏ hoàn toàn. 

Theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng, đối với bệnh nhân tiểu đường thì lượng tinh bột tối đa mà bệnh nhân tiểu đường nên ăn là không quá 100 gam tinh bột một ngày. Với người bị tiểu đường nên chia nhỏ thành 3 – 4 bữa ăn một ngày. Quy đổi ra thì một bữa ăn người tiểu đường không nên ăn quá 1 chén cháo.

2. Cách chế biến các món cháo dành cho bệnh nhân tiểu đường

Người bệnh tiểu đường có thể kết hợp cháo cùng một số loại thực phẩm tốt cho bệnh tiểu đường để giảm nguy cơ tăng đường huyết đột ngột. Dưới đây là một số gợi ý bạn có thể tham khảo

Cháo bí đỏ

Bí đỏ rất giàu vitamin và khoáng chất nhưng lại cung cấp ít calo nên có thể giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát cân nặng, giảm béo phì và mỡ máu, cải thiện sự chuyển hoá đường. 

Nguyên liệu

Cách thực hiện

Chia thành 2 lần ăn trong ngày. 

Cháo bí đỏ là lựa chọn tốt cho người bệnh tiểu đường

Cháo yến mạch rau củ

Yến mạch rất giàu chất xơ bao gồm cả chất xơ hoà tan và chất xơ không hoà tan giúp kéo dài thời gian hấp thu glucose từ đó giúp điều hoà đường huyết, tránh tăng đường huyết đột ngột. 

Bên cạnh đó, yến mạch còn có chỉ số đường huyết thấp, ăn yến mạch còn có tác dụng trong quá trình giảm cân, giảm viêm và các nguy cơ tim mạch, mỡ máu

Nguyên liệu:

Cách thực hiện:

Yến mạch giúp kiểm soát tiến triển và biến chứng bệnh tiểu đường

Cháo khoai lang

Chuẩn bị nguyên liệu: 

Cách làm:

Cháo khoai lang nên được đưa vào thực đơn bữa sáng của bệnh nhân tiểu đường có tỳ vị hư nhược.

Cháo khoai lang còn giúp hỗ trợ tiêu hoá tốt hơn cho bệnh nhân

Cháo đậu xanh

Cháo đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hạ huyết áp, thích hợp với người tiểu đường kèm tăng huyết áp.

Nguyên liệu:

Cách thực hiện:

Nêm chút muối cho vừa ăn.

Cháo đậu xanh rất thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường kèm tăng huyết áp

Cháo cần tây

Trong cần tây có thành phần có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2 và mang lại lợi ích cho bệnh nhân tiểu đường như: Tăng độ nhạy cảm của insulin, cải thiện sự chuyển hoá glucose.

Cháo cần tây là món ăn bổ ích cho bệnh nhân tiểu đường và người cao huyết áp.

Nguyên liệu:

Cách thực hiện

4. Một số lưu ý khi nấu món cháo cho bệnh nhân tiểu đường

Để không ảnh hưởng đến lượng đường huyết sau khi ăn, người bệnh tiểu đường khi sử dụng bất cứ loại thực phẩm nào, kể cả cháo cũng cần tuân thủ một số nguyên tắc. Một số điều mà bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý đó là:

Trên đây là những thông tin chúng tôi giải đáp “người bệnh tiểu đường ăn  cháo được không?” kèm gợi ý một số món cháo bổ ích cho việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn. Nếu có bất cứ băn khoăn nào cần giải đáp, hãy để lại bình luận hoặc liên hệ để được các dược sĩ giải đáp và tư vấn chi tiết!

 

Exit mobile version