Tiểu đường là một căn bệnh mãn tính phổ biến trên toàn thế giới và tỷ lệ mắc bệnh ngày một gia tăng. Bệnh có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm ở nhiều cơ quan khác của cơ thể. “Bệnh tiểu đường có chữa khỏi được không?” là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!
1. Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là một bệnh lý hình thành do sự rối loạn chuyển hóa carbohydrate. Do cơ thể thiếu hụt với insulin hoặc cơ thể đề kháng với hormone insulin dẫn đến chỉ số đường máu tăng cao mạn tính.
Lượng đường trong máu thường xuyên ở mức cao gây ra nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm như: bệnh tim mạch, tổn thương ở các cơ quan khác như mắt, thận, thần kinh và các bệnh lý nghiêm trọng khác.
Có hai loại bệnh tiểu đường chính đó là:
- Tiểu đường loại 1: Gây ra do tình trạng cơ thể không thể sản xuất insulin. Tiểu đường loại 1 này hiếm gặp chiếm dưới 10% số người mắc bệnh.
- Tiểu đường loại 2: Là tình trạng cơ thể đề kháng với hormon insulin. Có nghĩa là cơ thể vẫn sản xuất ra insulin nhưng sử dụng hormone này không hiệu quả. Dẫn đến không thể chuyển hóa được glucose. Khoảng 90% đến 95% người bị tiểu đường trên thế giới là loại 2.
Bệnh tiểu đường nguy hiểm thế nào?
Nếu bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Biến chứng mắt: suy giảm thị lực, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa
- Biến chứng tim mạch: xơ động mạch ngoại vi gây tắc mạch, cao huyết áp,…
- Biến chứng thần kinh: Tê, đau, nóng chân,…
- Biến chứng thận: Suy thận.
- Biến chứng nhiễm trùng: Làm suy yếu hệ miễn dịch, dễ nhiễm trùng trên nhiều vùng cơ thể.
- Biến chứng cấp tính khác: Hạ đường huyết, hôn mê,…
Có thể nói bệnh vô cùng nguy hiểm. Chính vì vậy, điều trị bệnh kịp thời sẽ giúp làm chậm tiến triển của bệnh và ngăn ngừa biến chứng lên các cơ quan của cơ thể.
2. Bệnh tiểu đường có thể chữa khỏi được không?
Hiện nay, bệnh tiểu đường vẫn chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn.
Với bệnh tiểu đường tuýp 1, các tế bào tuyến tụy bị phá huỷ dẫn đến hầu như insulin gần như không được tiết ra. Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường cần duy trì tiêm insulin suốt đời để điều trị bệnh.
Với bệnh tiểu đường tuýp 2, dù hiện nay vẫn chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể được thuyên giảm và ngăn ngừa biến chứng nếu áp dụng kết hợp nhiều phương pháp điều trị bệnh.
3. Duy trì điều trị để ngăn ngừa biến chứng tiểu đường
Tiểu đường là bệnh không thể chữa khỏi nhưng nếu được kiểm soát tốt đường huyết thì người bệnh có thể sống và tuổi thọ như người bình thường.
Kiểm soát đường huyết ổn định trong ngưỡng cho phép giúp ngăn ngừa biến chứng tim mạch, thận, mắt,…
Ngay từ khi được chẩn đoán mắc tiểu đường, bạn cần phải biết cách tự chăm sóc và theo dõi bệnh hàng ngày.
2.1. Thay đổi lối sống
Một số thay đổi lối sống bệnh nhân tiểu đường cần thực hiện như:
Ngừng hút thuốc lá: Thuốc lá thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch, tăng lượng cholesterol có hại. Thuốc lá còn gây đề kháng insulin làm trầm trọng hơn bệnh tiểu đường.
Thay đổi thói quen ăn uống: Bệnh nhân nên bỏ những thói quen ăn uống không khoa học. Thay vào đó, hãy tập trung ăn nhiều chất xơ, giảm lượng mỡ bão hoà, bổ sung nhiều acid béo omega-3.
Tăng cường hoạt động thể dục: Tập luyện thể dục thường xuyên giúp cải thiện các yếu tố nguy cơ tim mạch như đường huyết, mỡ máu, huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và hạn chế đột quỵ, tăng nhạy cảm với insulin, kiểm soát cân nặng,…
Người bệnh nên duy trì tập luyện 30 phút mỗi ngày. Các bài tập an toàn, hiệu quả mà bệnh nhân nên tham khảo như: đi bộ, đạp xe, bơi lội, cầu lông, làm việc nhà,… Bệnh nhân phải lựa chọn bài tập phù hợp với tình hình sức khỏe, biến chứng và bệnh đi kèm của từng người.
Không uống quá nhiều rượu bia
2.3. Tuân thủ dùng thuốc tiểu đường (uống, tiêm) đúng cách, đúng hướng dẫn của bác sĩ
Qua bài viết, bạn đã biết trả lời cho câu hỏi: “Tiểu đường có chữa được không?”. Bệnh tiểu đường hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn nhưng bệnh nhân có thể kiểm soát tốt và chung sống hoà bình với bệnh bằng cách thực hiện lối sống khoa học, lành mạnh và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.