Site icon Ibaketo

Keto bài 11: INSULIN: EM CHƯA RA,CÁC CỤ… CHƯA VÀO ĐƯỢC

keto bai 11

Hiểu rõ vai trò của Insullin trong chuyển hóa chất dinh dưỡng

Tại sao ăn keto không đường, không tinh bột lại có thể ngăn chặn và giảm được lượng mỡ tích tụ trong nội tạng và dưới da. Tất cả đều liên quan đến một enzym có tên là INSULIN. Bạn hãy cùng Ibaketo tim hiểu Keto bài 11 để cùng hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

1. Chức năng INSULIN: Tích luỹ mỡ

Bạn biết rằng, khi ta ăn thực phẩm có chất đường hay tinh bột. Các chất này sẽ phân giải được chất cuối cùng đó là glucose. Khi chúng ta ăn đạm sẽ được chuyển hóa thành axit amin, nhất là đạm từ thịt rất giàu lơ-xin (leucine).

2 chất dinh dưỡng này sẽ thấm nhanh vào máu, nồng độ của chúng sẽ tăng nhanh, kích thích tụy sản sinh ra nhiều insulin.

Glucose (từ tinh bột, đường, quả ngọt) và axit amin dư thừa sẽ được tích luỹ luỹ dưới hai dạng đó là: 

Như vậy, Insulin như chìa khóa, làm tăng thấm glucose và axit amin vào tế bào (Hình 11.1). Đồng thời làm tăng tích tụ mỡ vào tế bào ở mô mỡ (dưới da, xen giữa các tạng).

Khi glucose tăng quá nhanh thì insulin sẽ được tiết càng nhanh và nhiều. Khi đó càng có nhiều mỡ tích tụ ở nội tạng và mỡ dưới da. Cơ thể bạn sẽ có nhiều mỡ thừa và tăng cân là điều tất yếu.

Insulin như một chìa khoá. Khi nồng độ glucose thấp thì insulin theo đó sẽ thấp. Khi không có hay thiếu Insulin, glucose không vào được tế bào, khi đó các tế bào ung thư sẽ bị bỏ đói và chết (Bài 31 và 21). Đó là chiến lược keto và nhịn ăn để bỏ đói tế bào ung thư.

Tăng insulin làm tăng tích lũy mờ thừa

2. Ăn quá nhiều tinh bột, đường sẽ có hậu quả gì?

Nếu bạn ăn loại thức ăn nhiều ngọt, tinh bột, như si-rô, mật ong, nước ép quả, cơm, bánh mì, chè ngọt, bánh các loại, ngô luộc, bỏng ngô, bim-bim (snack), quả ngọt, thì glucose tăng NHANH và kéo DÀI quanh năm. Các tế bào sẽ mệt mỏi và không đáp ứng với insulin nữa. Đây là trạng thái tế bào kháng insulin. Nguồn gốc của bệnh TIỂU ĐƯỜNG TYPE 2. Bệnh này diễn ra rất âm thầm, hầu như chỉ khi có biến chứng, đi khám thì mới phát hiện ra.

Khi Insulin tăng thường xuyên, insulin sẽ khóa cái máy tự dọn dẹp tế bào gọi là autophagy (hệ tự dọn rác nội bào). Tế bào sẽ nhanh bị tích tụ chất rác, dẫn đến hoạt động sai, thoái hóa, gây viêm, tế bào sẽ hoạt động bất thường.

Ngoài ra, mỡ sẽ tiết ra các chất adipokine kích hoạt viêm chậm, gây sưng đau khớp hoặc viêm thần kinh, thoái hóa thần kinh. Mỡ nhiều thì ngoài gây viêm, còn dẫn đến rối loạn nội tiết, gây hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), rối loạn kinh nguyệt và vô sinh. 

Nguyên nhân do cơ thể béo, nên chỉ giảm hết béo mới thoát dùng thuốc, và chỉ hết béo mới hết bệnh. Đấy cũng là câu giải đáp cho câu hỏi tại sao béo phì lại dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm khác.

>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Để hiểu rõ hơn về quá trình chuyển hoá Glucose trong cơ thể, mời bạn tìm hiểu ngay trong bài viết: Keto bài 1-Ba nhóm chất đa lượng cần biết trong thực phẩm

3. Hậu quả của thói quen ăn vặt

Khi bạn ăn vặt chất đường và tinh bột, sau khoảng 10 phút sau đó Insulin sẽ tăng tiết. Tuy nhiên nó phải mất vài chục phút đến vài giờ sau lượng insulin mới quay trở về mức ban đầu.

Ví dụ bạn ăn vặt lúc 3 h chiều, thì insulin sẽ cao qua bữa tối. Khi đó, insulin chưa kịp xuống thì lại lên. Chính vì vậy, lại dễ tích mỡ cho dù bạn chỉ ăn có chút ít.

Để thực hiện Keto đúng cách, mời bạn đọc chi tiết trong bài viết: Keto bài 19

4. Muốn giảm mỡ, giảm béo cần làm gì?

Vì gan hay cơ không đủ chỗ chứa glycogen (dạng lưu trữ glucose), nên hầu hết lượng glucose nhanh chóng được chuyển thành mỡ (TG) đưa đến cất ở mô mỡ (Hình 11.2).

Vì vậy, nếu bạn muốn giảm béo, phải hạ được nồng độ Insulin chứ không phải là tăng vận động và ăn ít lại. Vì vận động làm tăng nhạy cảm insulin. Dù ăn ít nhưng chế độ ăn của bạn có đường hay tinh bột thì sẽ có glucose. Có glucose sẽ có insulin, sẽ tạo mỡ. Tăng nhạy tức là ít insulin vẫn thấm hút được nhiều glucose và axit amin vào tế bào.

Tuy nhiên, không vì vậy mà bạn không vận động. Vận động vẫn sẽ rất tốt và cần thiết cho sức khoẻ. Nhưng ăn gì sẽ quyết định béo hay không béo.

Khi bạn ăn tinh bột, đường, quả ngọt thì sẽ tăng glucose => tăng insulin =>tăng  mỡ => béo.

Ngoài ra, với những bạn đang ăn chay, nên thực hiện phương pháp Keto như thế nào. Mời bạn đón đọc ngay trong bài viết: Keto bài 28 – Keto chay

Tóm lại, qua Keto bài 11 thì bạn đã hiểu được rằng nguyên nhân sâu xa của việc tăng mỡ tích tụ là ở chế độ ăn nhiều đường, tinh bột. Vì vậy, nếu không muốn béo, không muốn béo dẫn đến biến chứng nhiều bệnh nguy hiểm khác bạn hãy thực hiện chế độ ăn càng ít đường và tinh bột càng tốt. Chúc bạn keto thành công!

Exit mobile version