Site icon Ibaketo

Keto bài 2 – ATP: TÚI ĐỰNG 1 ĐÔ LA CHO TẾ BÀO

Bạn có thắc mắc rằng những thứ chúng ta ăn vào cung cấp bao nhiêu năng lượng cho cơ thể không? Đâu là đơn vị đo năng lượng được cung cấp bởi thực phẩm? Nội dung Keto bài 2 hôm nay xin được giải đáp ngay cho bạn.

1. ATP: túi đựng 1 đô la cho tế bào

Đồ ăn sau khi vào cơ thể sẽ được chuyển hoá thành 3 đơn phân và hấp thu từ ruột vào máu:

Các hoạt động tế bào và cơ quan bao gồm: co rút cơ, ghi nhớ , các tuyến bài tiết, các nơ – ron… luôn cần năng lượng. 

3 đơn phân trên sẽ được chuyển hoá thành năng lượng để cung cấp cho các tế bào hoạt động. Đơn vị đo năng lượng trong tế bào là ATP. Có thể hiểu đơn giản là ATP là bình ác-qui tạo năng lượng cho động cơ hoạt động, hay cái túi đựng tiền.

Túi ATP có 2 trạng thái “đầy” và “rỗng”

Mỗi ATP chỉ chứa 1 đơn vị năng lượng. Nếu lấy đi 1 đơn vị năng lượng này thì sẽ là trạng thái rỗng, đổ thêm vào là đầy. 

Khi tiêu thụ hoàn toàn hết một phân tử glucose ( chu trình đường phân ái khí: diễn ra trong môi trường có oxy, tại ti thể mitochondrion, cơ quan đốt cháy duy nhất của tế bào) sẽ thu được 38 ATP.

>>> ĐỌC THÊM: Hiểu hơn về 3 hợp chất đa lượng có nguồn gốc từ thực phẩm (glucose, chất béo, chất đạm), được tiêu thụ vào trong cơ thể thông qua bài viết: Keto bài 1

Hiểu đúng về năng lượng ATP của tế bào

2. Mọi tế bào đều sử dụng năng lượng dưới dạng ATP lấy từ thức ăn

Có một sự thật rằng, tế bào trong cơ thể không hề nhận biết được đâu là “chất bổ” cho dù bạn có thưởng thức nhiều “sơn hào hải vị”. 

Sự chuyển hóa và hoạt động của mọi tế bào chỉ diễn ra khi có sự quy đổi ra “ đồng tiền hợp pháp” thì nó mới tiêu được (tức là phải đổi thành ATP thì tế bào mới sử dụng được).

Ví dụ nếu bạn ăn Tổ yến (Yến sào) càng nhiều thì có tốt không? Câu trả lời là bạn hoàn toàn có thể ăn được nhưng chỉ “Dưới 2 lạng/ ngày”.

Hay thực phẩm giàu dinh dưỡng, sữa non, Whey hay đậu nành cũng vậy. Bất kể cái gì mà cho calo đều như vậy. Đấy là xét về khía cạnh nuôi sống tế bào. 

Các “chất bổ”  mà bạn nạp vào cơ thể để đều quy đổi ra ATP năng lượng phục vụ cho nhu cầu hoạt động của cơ thể. Còn tất nhiên, những chất dinh dưỡng quý giá đó được gọi là “bổ” vì chúng có tác dụng chữa bệnh.

Khi đã hình thành đồng xu ATP thì không còn bóng dáng của chất bổ nữa. Tế bào không phân biệt xu này khác xu kia như thế nào.

>>> TIẾT LỘ TOÀN BỘ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ KETO: Mời bạn tìm hiểu chi tiết trong: Keto bài 19

Mọi thức ăn, kể cả chất bổ mà bạn tiêu thụ mỗi ngày đều quy ra ATP

3. Vậy những “chất bổ” còn tác dụng nào khác?

Nói như ở phần 2 không có nghĩa là các chất bạn nạp vào cơ thể không có tác dụng. Nhưng bạn phải phân biệt hai vai trò khác nhau đó là vai trò chữa bệnh và vai trò nuôi dưỡng.

Tác dụng chữa bệnh: chỉ có ích khi đang có bệnh. Và bệnh nào phải đi đúng với thuốc đó thì mới có tác dụng. Nếu dùng chất bổ không đúng, không phù hợp với căn bệnh đó thì cũng chỉ là vô ích dù có giá của đồ ăn có đắt đến mấy.

Tác dụng nuôi dưỡng: Tế bào cần nhiều loại dưỡng chất, bao gồm: protein, chất béo, chất xơ, các vitamin và khoáng chất. Hầu hết món ăn nào cũng có các thành phần dưỡng chất, chỉ khác là tỷ lệ giữa các thành phần này khác nhau. Bạn cung cấp thực phẩm lúc nào, tế bào sẽ dùng lúc đó, tốt lúc đó thôi. 

Thực tế rằng không có món ăn nào cung cấp calo mà lại “hỗ trợ giảm cân”. Muốn “hỗ trợ giảm cân” thì chỉ có hai cách: 

Và ăn keto chính là để cơn đói nó không phát rồ đến mức vã mồ hồi, hoa mắt, run tay (do tụt đường huyết sau cơn tăng insulin. Nhờ đó, mà con người có thể chịu đựng được và vượt qua. Và bạn vẫn được ăn, chứ không phải nhịn.

>>> HÉ LỘ CỰC BẤT NGỜ: Hiệu quả mà keto thực sự mang lại cho bạn là gì, mời bạn đọc ngay bài viết: Keto bài 44 – Đừng ảo tưởng vào Keto

Chất bổ có tác dụng chữa bệnh rất tốt khi dùng đúng cách

Trên đây là kiến thức của Keto bài 2 mà bạn đang tìm hiểu. Tuy kiến thức hơi hàn lâm nhưng nó sẽ là bước đệm để bạn hiểu những bài sau và hiểu sâu sắc hơn về keto. Chúc bạn keto thành công!

Exit mobile version