Site icon Ibaketo

Keto bài 15 – FRUCTOSE: miệng-NĂM MÔ, bụng-BỒ DAO GĂM

Keto bài 15: Fructose từ đường hoa quả có thật sự tốt

Fructose từ đường hoa quả có thật sự tốt?

Nhiều người nghĩ rằng đường trong các loại quả rất tốt nên dù có ăn nhiều cũng càng có lợi cho cơ thể. Liệu rằng quan niệm này có đúng không? Mời bạn cùng tìm hiểu Keto bài 15 để có ngay câu trả lời chính xác nhé.

1. Hậu quả của hấp thụ quá nhiều Fructose

Tiêu thụ hoa quả để cung cấp vitamin, khoáng chất và nhiều chất cần thiết khác. Điều này là hoàn toàn chính xác. Nhưng nếu ăn nhiều quá thì sẽ “phản tác dụng”. Vậy hậu quả của việc ăn quá nhiều hoa quả ngọt là gì? Thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp điều này.

1.1. Xơ gan do tụ mỡ

Glucose và galactose (đường trong sữa) được chuyển hóa tạo thành năng lượng theo nhu cầu hoạt động của tế bào, quá trình này được diễn ra với sự tham gia của các chất hoócmôn sinh trưởng, insulin và một vài chất xúc tác khác kiểm soát.

Fructose (tức là đường trong trái cây) thì lại không như vậy. Quá trình chuyển hóa của fructose chỉ diễn ra tại gan, vì chỉ gan mới có endolase B để phân hủy Fructose. Và sự chuyển hóa này không hề được kiểm soát, có bao nhiêu chuyển hoá bấy nhiêu. Và 100% lượng Fructose sẽ chuyển thành mỡ trung tính (TG).

Nếu lượng mỡ trung tính này nếu quá nhiều, không đi hết vào máu, sẽ tích tụ trong gan gây ra Viêm gan nhiễm mỡ không do rượu (Non-Alcoholic SteatoHepatitis – NASH) và lâu dài nếu không được khắc phục kịp thời có thể gây ra xơ gan.

1.2. Không có cảm giác no bụng, càng ăn càng ham

Trái cây luôn mang tới hương vị thơm ngon “khó cưỡng” và đường trong hoa quả không hề mang lại cảm giác no dù bạn ăn nhiều. Chính vì thế, khi bạn đã đầy dạ dày, nhưng vẫn muốn thưởng thức tiếp. Điều này làm cho lượng Fructose ngày càng nhiều, mỡ càng tích tụ mà không hề hay biết.

1.3. Gây thoái hoá tế bào

Khi lượng Fructose quá nhiều trong tế bào, cũng sẽ xảy ra phản ứng glycation tạo ra các chất độc hại làm già cỗi tế bào, đẩy nhanh quá trình thoái hóa tế bào và thậm chí là ung thư. Nghiên cứu cho thấy tốc độ làm thoái hoá tế bào của fructose mạnh gấp 9 lần glucose.

1.4. Tác dụng phụ khác của Fructose

Ngoài, việc tiêu thụ quá nhiều Fructose có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khác như:

>>> ĐỌC THÊM: Vai trò và chức năng của Insulin trong chuyển hoá đường máu sẽ có ngay trong bài viết: Keto bài 11 – Insulin

2. Vậy nếu muốn ăn quả thì có thể ăn bao nhiêu?

Vậy ăn hoa quả bao nhiêu là đủ mỗi ngày? Bạn chỉ nên ăn 1 – 2 quả nhỏ, nếu dùng mật ong, hãy dùng chừng 1 thìa nhỏ trở xuống mỗi ngày. Và nên ăn vào bữa chính, đừng ăn vặt.

Nghiên cứu chỉ ra rằng nếu bạn ăn quả ngọt mà tổng frucctose dưới 36 g/ngày (khoảng 6 lạng xoài, hoặc 8 lạng dưa hấu) thì chưa có nguy cơ độc gan. Vì trong quả chứa chất chống oxi hóa và chất xơ tạo điều kiện cho quá trình tiêu hoá dễ hơn.

Nhưng trong ngày, bạn khó tránh ăn thêm món khác chứa đường. Vì vậy, bạn chỉ nên ăn quả khoảng nửa kg đổ lại, và chọn nhóm trái cây như: mâm xôi, dâu, chery, sơ-ri, việt quất. Bên không nên ăn nhóm quả nhiệt đới (tức là không ăn quả quá ngọt, như xoài, mít, sa kê, sầu riêng, nho).

>>> TIN QUAN TRỌNG: Phương pháp keto mang tới nhiều lợi ích sức khoẻ nếu bạn thực hiện đúng cách, mời bạn tìm hiểu thêm về nguyên lý keto thông qua bài viết: Keto bài 19

Hấp thu quá nhiều Fructose từ hoa quả gây hậu quả nghiêm trọng

3. Men gan cao ở người béo phì

“Men gan” hay còn gọi là enzym gan có vai trò tham gia xúc tác các phản ứng trong tế bào gan. Khi tế bào gan bị già cỗi hoặc bị tổn thương, men gan sẽ bị rò rỉ vào máu. Một trong đó là enzyme ALT dễ dàng đo được trong máu.

Khi tế bào gan càng bị tổn thương dẫn đến enzyme đo được tăng lên trong máu. Xét nghiêm enzyme gan chính là để đánh giá mức tổn thương nhu mô gan.

Tích mỡ là một trong những yếu tố nguy cơ làm tăng tổn thương tế bào gan. Mỡ thừa “cư trú” quanh nội tạng (visceral fat) còn gọi là béo trung tâm, hay béo hình quả táo. Mỡ này càng cao thì nguy cơ đột quị và tim mạch càng cao. Mỡ ở các vị trí khác như: mỡ bụng/ hông/ mông/ đùi (dưới da) ít dẫn đến nguy cơ đột quỵ và tim mạch.

Men gan hơi cao một chút cũng cảnh báo cơ thể bạn đang bị rối loạn chuyển hóa và cần khắc phục càng sớm càng tốt. Và cơ thể đang có diễn biến âm thầm hội chứng rối loạn chuyển hóa lâu rồi.

Bình thường chỉ số ALT cho phép từ 7-55 đơn vị/ lít máu. Nếu chỉ số men gan ở ½ mé trên của khoảng giới hạn bình thường tức là nằm trong khoảng 18-35 đơn vị/lít thì bạn nên chú ý thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt nhé.

Ăn quá nhiều hoa quả chứa Fructose gây men gan cao

4. Sucrose – thủ phạm giấu mặt không kém Fructose

Các loại đường như đường mía, đường từ củ cải đường (sucrose) cho vào các món chè khi cơ thể tiêu hoá sẽ tạo ra 50% là fructose.

Đã có trường hợp thực tế đó là: Một bệnh nhân qua một lần khám bệnh thì tình cờ phát hiện tiểu đường type 2. Hỏi ra, biết bệnh nhân đó bán chè đỗ đen và hay ăn/ uống phần chưa bán hết cuối ngày. Như vậy mỗi ngày bệnh nhân đó đều thu nhận đường Fructose trong một thời gian dài dẫn đến bệnh tiểu đường type 2.

Chính vì vậy, bạn cần hạn chế ăn các món chè có chứa đường. Nếu uống sữa, cà phê hãy tập thói quen không cho thêm đường hoặc nếu cần bạn chỉ nên cho đường ăn kiêng thôi nhé.

>>> TÌM HIỂU THÊM: Keto chay đang một trong những xu hướng được nhiều người ưa chuộng, mời bạn đọc thêm trong bài viết: Keto bài 28 – Keto chay

Không nên ăn quá nhiều chè và các món ăn chứa Sucrose

Một lưu ý rằng: Trong các loại sữa, kể cả sữa chua hay sữa không đường, nhà sản xuất cũng thường cho thêm 5% đường, mặc dù trong thành phần của chúng đã có sẵn 5-10% đường sữa (lactose). Một loại sữa rất quen thuộc đó là sữa Ông Thọ chứa rất nhiều đường nhé.

Với những kiến thức từ Keto bài 15 đã giúp bạn hiểu rõ hơn, đường chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm và hay gặp nhất đó là tiểu đường type 2. Đường cũng là nguyên nhân khiến tế bào nhanh chóng bị thoái hoá và bạn nhanh già.

Vì vậy, để có một sức khoẻ tốt và trẻ lâu bạn hãy cố gắng hạn chế đường trong chế độ ăn uống của mình nhé!

Exit mobile version