Tiếp theo trong chuỗi các bài học keto, chúng tôi xin được giới thiệu tới các bạn những thông tin quan trọng có trong keto bài 44 và những ảo tưởng của người thực hiện chế độ keto. Mời bạn cùng theo dõi nhé.
1. Mối liên quan giữa béo và tình trạng viêm và tiểu đường
Theo các nghiên cứu, viêm là phản ứng của các mô trong cơ thể để ngăn chặn vi khuẩn, vi rút xâm nhập hoặc đối phó với sự tấn công, gây hại của những loại vi sinh vật này.
Và bạn biết không, giữa tình trạng béo phì và phản ứng viêm của cơ thể thực sự có liên quan mật thiết với nhau. Theo kết quả của các nghiên cứu, các phản ứng viêm có thể diễn biến âm thầm tại các cơ quan có chứa lượng mỡ lớn.
Nếu tình trạng tích luỹ mỡ thừa tại các cơ quan kéo dài thì sẽ dẫn đến nhiều bệnh mạn tính và đe doạ tới sức khoẻ và tính mạng con người. Chẳng hạn như:
- Bệnh lý tim mạch: nhồi máu cơ tim, huyết áp cao…
- Bệnh lupus ban đỏ.
- Tiểu đường, mỡ máu cao.
- Các vấn đề về da: viêm da bã nhờn, viêm da dị ứng, chàm ngứa eczema…
- Hen suyễn.
- Viêm gan, xơ gan.
1.1. Tại sao thừa nhiều mỡ làm tăng nguy cơ viêm?
Khi chất béo tích tụ trong cơ thể ở mức quá cao thì các axit béo tự do (như các lectin, gluten) sẽ kích hoạt và tăng sinh 2 yếu tố liên quan tới phản ứng viêm là IL – 1beta và IL – 18. Hai hợp chất này có thể thúc đẩy tình trạng viêm mạn tính như đa xơ cứng, lupus ban đỏ hệ thống hay hen suyễn…
Bên cạnh đó, quá dư thừa mỡ trong cơ thể cũng làm tăng nồng độ canxi ti thể đi vào lưới nội bào và làm tăng chất oxy hoá ROS và NO. Do đó cũng là tăng các phản ứng viêm trong cơ thể.
1.2. Tại sao thừa nhiều mỡ có thể gây ra tiểu đường tuýp 2
Bên cạnh làm tăng các phản ứng viêm trong cơ thể, thì tình trạng thừa nhiều mỡ còn làm tăng nguy cơ hoặc làm trầm trọng hơn bệnh tiểu đường tuýp 2.
Lượng mỡ thừa quá nhiều trong cơ thể chính là nguyên nhân xảy ra hiện tượng kháng insulin, ức chế hoạt động của insulin làm cho mức đường huyết trở nên khó kiểm soát. Đồng thời, các axit béo tự do với nồng độ cao sẽ tăng cường kích hoạt các gen tăng viêm.
Tất cả những điều trên đó cho chúng ta thấy rằng, mỡ dư thừa trong cơ thể chính là “kẻ thù giấu mặt” của những bệnh nhân tiểu đường và cả người khoẻ mạnh bình thường khác.
- Thừa mỡ máu hay béo phì có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường
2. Vì sao cần đi vào khuôn khổ “Ketosis”?
Ketosis là trạng thái cơ thể bị “đói glucose”, khiến cho cơ thể buộc phải huy động đốt cháy mỡ để tạo thành năng lượng để duy trì hoạt động. Kết quả đốt cháy mỡ được thực hiện tại gan, để tạo thành các phân tử axit béo di chuyển khắp cơ thể gọi là thể xê-tôn. Khi cơ thể sử dụng nguồn năng lượng này sẽ mang lại nhiều lợi ích như:
– Không gây mệt mỏi vì đốt cháy mỡ thừa tạo năng lượng cho cơ thể và nguồn năng lượng này không bị giới hạn như kho glycogen.
– Không làm đau cơ do không tạo ra axit lactic hoặc pyruvate.
– Không gây suy nhược tế bào beta tiết ra ở tuỵ vì không cần đến hoạt động quá mức của insulin trong điều hoà đường huyết.
– Giảm số lượng và mức độ phản ứng viêm trong cơ thể, nhờ đó giúp phòng ngừa các bệnh lý mạn tính nguy hiểm như: xơ vữa động mạch, tiểu đường tuýp 2, huyết áp cao…
Có thể nói rằng cho tới thời điểm hiện tại, không có một chế độ ăn uống nào có thể đạt được các kết quả tốt như ketosis. Kể cả chế độ low carb cũng chỉ đốt mỡ một cách tạm thời và khi đói thì bạn sẽ rất thèm và tiêu thụ lượng đường còn cao hơn hơn lúc bình thường.
3. Sự thật về Keto và ảo tưởng của người đang thực hiện Keto
Tuy rằng mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ ,nhưng rất nhiều người thực hiện chế độ này có suy nghĩ không đúng đắn về chế độ ăn uống này. Cụ thể như sau:
3.1. Ketosis “giả vờ”
Có một sự thật bạn cần biết là khi cơ thể đi vào trạng thái ketosis khoảng 1 tuần thì nồng độ insulin có thể giảm xuống đôi chút, thế nhưng hormone tăng trưởng GH vẫn ở mức cao.
Điều này khiến cho các hợp chất protein và lipid vẫn chuyển hoá thành đường để tạo thành năng lượng cho tế bào hoạt động, chứ không hoàn toàn sử dụng thể xeton.
Sang đến tuần thứ 2 trở đi thì nồng độ hormone GH mới giảm dần và lúc này tế bào mới thực sự dùng xeton nhiều hơn, cơ thể mới bắt đầu đốt cháy mỡ thừa.
Và nếu như bạn không duy trì chế độ ăn keto trong một khoảng thời gian dài thì không thể đạt được mức cân nặng như mong muốn. Lúc này, bạn chỉ giảm cân được một thời gian, sau đó lại tăng cân trở lại. Hiện tượng này người ta gọi là “ketosis giả vờ”.
>>> ĐỌC THÊM: Để hiểu hơn về vai trò và chức năng của insulin, mời bạn tìm hiểu ngay trong bài viết: Keto bài 11
- Keto giả vờ rất dễ khiến bạn tăng cân trở lại
3.2. Không có con đường tắt khi thực hiện chế độ keto
Không thể thực hiện chế độ Keto theo kiểu “bữa đực bữa cái” mà mong chờ có kết quả thành công được, nếu bạn muốn nhàn thì đó không phải Keto.
Thêm một sự thật bạn cần biết đó là, trong quá trình thực hiện Keto thì bạn sẽ gặp phải một số triệu chứng không mấy dễ chịu hay tác dụng phụ của keto như sau:
– Rối loạn tiêu hoá: táo bón hoặc tiêu chảy vài lần trong ngày.
– Khó giữ trang thái cân bằng của cơ thể: đi đứng loạng choạng, choáng váng, đau đầu, chóng mặt, tim đập nhanh hoặc chân tay bủn rủn như bị đói lả.
– Da bị tối màu đi, xạm da. Tuy nhiên, một số người còn có thể hết mụn hoặc tăng mụn lên.
– Rụng tóc.
– Môi khô nứt nẻ, thậm chí là bị rộp môi.
– Thay đổi nội tiết tố: Giảm ham muốn tình dục nhưng chất lượng tình dục thì không bị suy giảm, chu kỳ kinh nguyệt cũng có sự biến đổi (kỳ kinh đến sớm hoặc chậm hơn bình thường, tình trạng đau bụng kinh giảm).
– Tăng tiết hoặc giảm tiết mồ hôi.
– Giấc ngủ cũng có sự thay đổi: dễ ngủ, ngủ sâu giấc hơn hoặc khó đi vào giấc, giấc ngủ chập chờn hơn tuỳ từng người.
Những dấu hiệu bất thường sẽ giảm dần và tự hết theo thời gian. Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra những hiện tượng trên là do các cơ quan (não bộ, gan hoặc hệ thống tim mạch…) chưa quen với tình trạng suy giảm năng lượng tạm thời, khiến hoạt động của chúng kém chính xác. Không những vậy, hệ thống tuần hoàn máu (tưới máu) tới các cơ quan bị đột ngột thay đổi, khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi hoặc tâm sinh lý bất ổn. Khi đó, làn da cũng mái tóc chưa kịp thích nghi với sự thay đổi bất thường khiến chúng bị xơ xác, biến đổi cấu trúc.
Nếu bạn chưa từng trải qua những hiện tượng như trên thì chứng tỏ bạn chưa thực hiện Keto thành công. Và lưu ý rằng, việc giảm cân nhanh không có nghĩa là bạn thực hiện đúng theo chế độ Keto.
Và bởi chế độ Keto không nhắm tới việc giảm cân, mà mục đích của phương pháp này là giúp mọi người có sức khoẻ tốt (ổn định đường huyết, hạ mỡ máu cao, huyết áp được kiểm soát tốt…) mặc dù việc giảm cân là hệ quả chắc chắn diễn ra ở những người theo Keto.
>>> KHÔNG THỂ BỎ LỠ: Để thực hiện Keto đúng cách và tránh phạm sai lầm, mời bạn tìm hiểu chi tiết trong bài viết: Keto bài 19
3.3. Chớ vội vui mừng vì kết quả Keto
Một số người đã nhận thấy rõ kết quả tốt đẹp của phương pháp Keto đem lại ngay trong vài tháng đầu nên rất mừng rỡ. Thế nhưng, đây chỉ là “bề nổi của tảng băng chìm” mà thôi. Thậm chí, cũng có thể là do các bạn may mắn nhưng kết quả sẽ không được duy trì lâu dài.
Tất nhiên, những kết quả mà bạn thu được này trong giai đoạn đầu cũng rất tốt, đánh dấu những nỗ lực của bạn để có thân hình thon gọn và sức khoẻ tốt.
Tuy nhiên, bạn không nên quá vội mừng vì rất có thể lượng mỡ bị đốt cháy thật sự chưa thật nhiều và nếu như bạn không thực hiện chế độ keto nghiêm túc thì cũng “xôi hỏng, bỏng không”.
>>> TIN NÓNG: Sau một thời gian keto, cân nặng của bạn có thể chững lại. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này và tìm cách khắc phục hiệu quả, mời bạn đọc thêm trong bài viết: Keto bài 59
- Đừng vui mừng quá sớm mà hãy thực hiện Keto nghiêm túc
3.4. Thu hoạch kết quả Keto thật sự như thế nào?
Bạn chỉ thực sự thành công với keto sau khi duy trì với phương pháp này khoảng 2 – 3 tháng. Cụ thể là khi bạn không ăn gì trong suốt 1 – 2 ngày mà không ảnh hưởng gì nhiều tới sinh hoạt và công việc. Ví dụ như:
Đầu óc chỉ hơi choáng, mạch cổ tay chỉ nhanh hơn một chút (nhịp tim tăng từ 75 lên 80).
Đi đứng vẫn vững, người không quá lả đi. Vẫn làm việc hay sinh hoạt cả ngày mà không thấy mệt, đầu óc vẫn tỉnh táo.
Những biểu hiện trên cho thấy rằng các cơ quan trong cơ thể của bạn đã quen với việc keto. Khi đó, bạn muốn giảm mỡ chỉ là việc rất đơn giản: tập luyện bình thường, nhịn tinh bột hoàn toàn và nếu có mệt hẳn thì có thể ăn lại.
Mong rằng thông qua những thông tin mà bài viết đã chia sẻ, bạn đã hiểu rõ về Keto bài 44 và những lời khuyên hữu ích về sức khoẻ. Chúc bạn sẽ thực hiện chế độ Keto thành công và có sức khoẻ tốt nhé!