Chế độ ăn keto có thể mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe khi thay thế tinh bột và đường bằng chất béo lành mạnh và protein. Được biết đến là một chế độ ăn giúp giảm cân giảm mỡ hiệu quả nhưng chế độ ăn keto có tốt cho sức khỏe tim mạch và huyết áp hay không? Hãy cùng Ibaketo tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây nhé.
1. Huyết áp là gì?
Huyết áp là áp lực của máu khi máu lưu thông trên thành mạch. Khi tim bơm máu qua hệ tuần hoàn, nó cung cấp oxy và năng lượng cần thiết cho cơ thể.
Một thiết bị được gọi là huyết áp kế đo huyết áp. Huyết áp được đo dựa trên hai yếu tố, thì tâm thu và tâm trương. Tâm thu là huyết áp đo được khi tim đập và tâm trương là huyết áp khi tim thư giãn giữa các nhịp đập.
Nếu huyết áp quá cao, nó sẽ gây căng thẳng lên các mạch máu của bạn, có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, bao gồm đau tim, xuất huyết hoặc các vấn đề về thận.
2. Các nguyên nhân gây huyết áp cao
Huyết áp cao hoặc tăng huyết áp có thể được gây ra bởi các yếu tố lối sống và chế độ ăn uống khác nhau. Các yếu tố phổ biến dẫn đến tăng huyết áp là:
- Thừa cân, béo phì
- Mỡ máu cao
- Tiêu thụ quá nhiều muối: Natri là một chất khoáng liên quan mật thiết đến huyết áp và rất quan trọng đối với các hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều dẫn đến mất cân bằng tỉ lệ giữa Natri và Kali dẫn đến huyết áp cao.
- Căng thẳng: Khi bị căng thẳng, có thể sẽ tiết ra hormone adrenaline và cortisone, sẽ kích hoạt hệ thần kinh giao cảm, làm tăng huyết áp.
- Nồng độ insulin cao: Lượng insulin cao có thể làm tăng tái hấp thu Natri ở thận. Insulin cũng có thể kích hoạt hệ thần kinh giao cảm, dẫn đến tăng huyết áp. Do đó, kiểm soát mức insulin là cần thiết để quản lý huyết áp.
- Tiêu thụ quá nhiều đường: Đường liên quan mật thiết đến việc tăng huyết áp. Nếu bạn ăn quá nhiều đường có thể dẫn đến huyết áp cao theo những cách khác nhau.
- Rối loạn tuyến thượng thận: Rối loạn tuyến thượng thận có thể gây ra huyết áp cao. Đặc biệt, nếu tuyến thượng thận tiết ra quá nhiều hormone sinh dục nam aldosterone, tỷ lệ Natri / Kali sẽ bị mất cân bằng, dẫn đến tăng huyết áp.
Ngoài ra còn có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến huyết áp cao như Nicotine, tác dụng phụ của một số loại thuốc (thuốc tránh thai, thuốc thuốc steroid và thuốc chống trầm cảm,..).
3. Chế độ ăn keto có thể để giảm huyết áp cao không?
Chế độ ăn Keto giúp giảm huyết áp cao một cách hiệu quả theo nhiều cách. Nhiều người nhận thấy huyết áp của họ được ổn định hơn và cải thiện jhơn nhờ chế độ ăn keto.
Keto là chế độ ăn ít carb giúp làm giảm lượng đường huyết vì carb có xu hướng làm tăng lượng đường trong máu và insulin. Chế độ ăn kiêng giúp cơ thể từ đốt cháy đường sang đốt cháy chất béo, giúp tăng cường năng lượng.
Nó cũng giúp giảm tác động của hội chứng chuyển hóa, bao gồm huyết áp cao, lượng đường trong máu cao, mỡ thừa quanh eo và mức cholesterol bất thường.
Nhiều thực phẩm sử dụng trong chế độ ăn keto giúp giảm huyết áp
Một số thực phẩm thân thiện với keto mang lại những lợi ích cho người cao huyết áp như hạt chia và cá hồi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung nhiều cá hồi và axit béo omega-3 giúp cải thiện huyết áp và làm chậm sự phát triển của bệnh cao huyết áp.
4. Thay đổi lối sống để có huyết áp khỏe mạnh hơn
Thay đổi lối sống có thể giúp bạn cải thiện tình trạng huyết áp cao. Một số thói quen bạn có thể chỉnh sửa đó là:
4.1. Thực hiện một chế độ ăn ít carbs
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy việc giảm đường và tinh bột (carbohydrate) trong chế độ ăn uống có thể cải thiện hội chứng chuyển hóa và tăng huyết áp.
Có nhiều đánh giá về bệnh tăng huyết áp khuyên bạn nên ăn một chế độ ăn rất ít chất béo và tăng lượng ngũ cốc nguyên hạt. Tuy nhiên đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh rằng chế độ ăn ít carb và giàu chất béo lành mạnh mang lại hiệu quả cải thiện rõ rệt hơn.
Một đánh giá của nhiều thử nghiệm đã kết luận rằng chế độ ăn ít carb hiệu quả hơn chế độ ăn ít chất béo để giảm cân, giảm huyết áp và các yếu tố nguy cơ tim mạch khác.
4.2. Ăn ít muối
Ăn nhạt có thể giúp cải thiện tình trạng huyết áp cao của bạn. Chính vì vậy, các bác sĩ luôn khuyến cáo bệnh nhân tăng huyết áp hãy giảm lượng muối trong chế độ ăn của mình.
4.3. Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý và điều hoà huyết áp. Mặc dù tập thể dục làm tăng huyết áp tại thời điểm đó nhưng nó có xu hướng làm giảm huyết áp trong thời gian dài.
Tập thể dục không chỉ có lợi cho huyết áp mà còn làm giảm nguy cơ tử vong và nhiều bệnh mãn tính khác. Một đánh giá lớn của gần 400 thử nghiệm ngẫu nhiên trong số ~ 40.000 bệnh nhân cho thấy tập thể dục và thuốc chống tăng huyết áp có hiệu quả tương tự ở bệnh nhân tăng huyết áp.
4.4. Nhịn ăn gián đoạn
Nhịn ăn gián đoạn có ý nghĩa với bệnh nhân cao huyết áp vì nhịn ăn gián đoạn có thể làm giảm insulin và cải thiện giảm cân, cả hai đều có thể cải thiện huyết áp. Một số nghiên cứu cho thấy nhịn ăn ngắt quãng có liên quan đến việc giảm huyết áp tâm thu.
Tuy nhiên, vẫn có khá nhiều nghiên cứu tranh cãi về vấn đề này.
4.5. Theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên
Khi thực hiện thay đổi thói quen sống, bạn nên theo dõi huyết áp thường xuyên. Bạn có thể thực hiện nhờ bác sĩ hay bạn cũng có thể tự theo dõi tại nhà bằng máy đo huyết áp. Chỉ cần đảm bảo thỉnh thoảng bạn mang máy đo huyết áp tại nhà đến phòng khám bác sĩ để đảm bảo nó khớp với kết quả đo của họ.
Trên đây là những thông tin về mối liên hệ giữa Chế độ ăn keto và huyết áp – Keto có giúp cải thiện huyết áp cao hay không?. Hy vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn kiến thức hữu ích. Cảm ơn bạn đã đọc!