Giải đáp: Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không?

Bệnh tiểu đường đặc trưng bởi lượng đường trong máu cao. Vì vậy, nhiều người đặt ra câu hỏi: Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không? Bài viết này sẽ giúp bạn đọc trả lời câu hỏi trên đồng thời giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ chế hình thành bệnh tiểu đường.

1. Bệnh tiểu đường là gì?

Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là một bệnh lý hình thành do sự rối loạn chuyển hóa carbohydrate. Do cơ thể thiếu hụt với insulin hoặc cơ thể đề kháng với hormone insulin dẫn đến chỉ số đường máu tăng cao mạn tính.

Lượng đường trong máu thường xuyên ở mức cao gây ra nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm như: bệnh tim mạch, tổn thương ở các cơ quan khác như mắt, thận, thần kinh và các bệnh lý nghiêm trọng khác.

Có hai loại bệnh tiểu đường chính đó là:

  • Tiểu đường loại 1: Gây ra do tình trạng cơ thể không thể sản xuất insulin. Tiểu đường loại 1 này hiếm gặp chiếm dưới 10% số người mắc bệnh.
  • Tiểu đường loại 2: Là tình trạng cơ thể đề kháng với hormone insulin. Có nghĩa là cơ thể vẫn sản xuất ra insulin nhưng sử dụng hormone này không hiệu quả. Dẫn đến không thể chuyển hóa được glucose. Khoảng 90% đến 95% người bị tiểu đường trên thế giới là loại 2.
Bệnh tiểu đường là tình trạng lượng đường huyết cao mãn tính
Bệnh tiểu đường là tình trạng lượng đường huyết cao mãn tính

2. Mối liên hệ giữa đường trong thức ăn với lượng đường trong máu

Phần lớn lượng đường trong máu đến từ thức ăn. Đường có thể dưới dạng trực tiếp như đường tinh luyện, nước ngọt, trái cây ngọt, siro,… hay gián tiếp qua thực phẩm chứa tinh bột như: cơm, phở, bún, miến,…Sau khi tiêu hóa tại dạ dày, ruột non, lượng đường này sẽ được hấp thu vào máu.

Đường trong máu sẽ được hormone Insulin (một hormone do tuyến tụy tiết ra) đưa vào trong tế bào và chuyển hóa thành năng lượng.

3. Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không?

Ăn nhiều đường và bệnh tiểu đường có mối liên hệ với nhau.

Rất nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người thường xuyên uống đồ uống có đường có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn khoảng 25%.

Ngoài ra, những quốc gia tiêu thụ đường nhiều nhất cũng có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao nhất, ngược lại những quốc gia tiêu thụ ít đường có tỷ lệ thấp nhất.

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cả trực tiếp và gián tiếp:

Đường có thể trực tiếp làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ, viêm và kháng insulin làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Ăn một lượng lớn đường cũng có thể gián tiếp làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường bằng cách góp phần làm tăng cân và tăng chất béo trong cơ thể. Đây là những yếu tố nguy cơ riêng biệt để phát triển bệnh tiểu đường.

Tóm lại, người ăn nhiều đường thường có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường rất cao

Tuy nhiên, những điều trên không đồng nghĩa với việc ăn đường hay thích ăn đồ ngọt sẽ mắc bệnh tiểu đường. Bởi việc tăng mãn tính lượng đường trong máu con liên quan đến khả năng sản xuất insulin cũng như cơ thể sử dụng hormone này có hiệu quả không.

Cụ thể hơn đó là trong bệnh tiểu đường tuýp 1 là do tuyến tụy mất khả năng sản xuất insulin. Trong khi tiểu đường loại 2 là do tình trạng sử dụng insulin không hiệu quả hay còn gọi là kháng insulin.

Chế độ dinh dưỡng ăn nhiều đường thường có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường rất caoăn nhiều đường thường có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường rất cao
Chế độ dinh dưỡng ăn nhiều đường thường có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường rất cao

4. Nên ăn bao nhiêu đường để hạn chế nguy cơ bị tiểu đường?

Để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo nam giới không nên ăn quá 9 thìa cà phê đường (khoảng 36 gam) hoặc 150 calo từ đường mỗi ngày. Còn đối với nữ không nên ăn quá 6 thìa cà phê đường (khoảng 25 gam) hoặc 100 calo từ đường. 

5. Làm thế nào để có thể giảm lượng đường tiêu thụ?

Những thay đổi nhỏ có thể giúp bạn hạn chế nguy cơ mắc tiểu đường như thực hiện những thói quen về dinh dưỡng sau:

  • Hạn chế uống nước ngọt, socola, bánh kẹo ngọt.
  • Ưu  tiên các thực phẩm ít đường như sữa chua không đường, các loại hạt, rau xanh, trái cây tươi. Mặc dù trái cây có vị ngọt nhưng sô với socola hay kẹo ngọt, bánh ngọt thì lượng đường trong trái cây thấp và lành mạnh hơn rất nhiều. Bên cạnh đó trái cây chứa nhiều chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu.
  • Ưu tiên tự nấu ăn thay vì các đồ chế biến sẵn. Việc này sẽ giúp bạn kiểm soát thực phẩm mình ăn có chứa nhiều đường hay không.
  • Dùng các gia vị thảo mộc có vị ngọt tự nhiên như thảo quả, quế, hồi thay vì sử dụng đường tinh luyện.
  • Ngoài ra bạn cũng không nên ăn quá nhiều các thực phẩm giàu tinh bột như cơm trắng, bún, miến, phở, bánh mì,…Vì những thực phẩm này khi tiêu hóa sẽ chuyển thành đường và được hấp thu nhanh vào máu.
Thói quen dinh dưỡng lành mạnh hạn chế đường giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Thói quen dinh dưỡng lành mạnh hạn chế đường giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Tóm lại, trả lời cho câu hỏi “ăn nhiều đường có bị tiểu đường không?” đó là: Chế độ ăn uống quá nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nếu bạn đang có thói quen ăn nhiều đường, hãy tập cho mình thói quen ít sử dụng đường. Để phòng tránh bệnh tiểu đường, chúng ta chỉ nên tiêu thụ đường với hàm lượng vừa đủ, tập luyện thể dục hàng ngày tránh để cơ thể thừa cân, béo phì.

Contact Me on Zalo