Người bệnh tiểu đường cần kiêng ăn gì để kiểm soát đường huyết

Bạn có biết chế độ ăn đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Nếu bạn đang thực sự quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường, bạn nên biết bệnh tiểu đường cần kiêng ăn gì để kiểm soát lượng đường huyết. Dưới đây là danh sách những thực phẩm mà bệnh nhân tiểu đường nên tránh.

Bệnh tiểu đường ngày càng phổ biến và đã trở thành đại dịch ở người lớn và trẻ em trên toàn thế giới. Bệnh nếu không được kiểm soát sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, bao gồm bệnh tim, bệnh thận, mù lòa và các biến chứng khác.

Tiền tiểu đường chính là một bước đệm để tiến triển thành bệnh tiểu đường và những hậu quả nghiêm trọng trên.

Điều quan trọng mà bệnh nhân tiểu đường cần biết đó là: có một số loại thực phẩm có thể làm tăng lượng đường trong máu và mức insulin, đồng thời thúc đẩy tình trạng viêm, có thể làm nghiêm trọng hơn tình trạng của bệnh.

Bìa viết dưới đây sẽ liệt kê danh sách 11 loại thực phẩm mà bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường nên tránh.

1. Tại sao lượng carb lại quan trọng đối với người mắc bệnh tiểu đường?

Carb , protein và chất béo là những chất dinh dưỡng đa lượng cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động.

Trong số đó, carbs có ảnh hưởng lớn nhất đến lượng đường trong máu. Điều này là do chúng được phân hủy thành đường hoặc glucose và được hấp thụ trực tiếp vào máu và làm tăng lượng đường huyết.

Khi những người mắc bệnh tiểu đường tiêu thụ quá nhiều carbs cùng một lúc, lượng đường trong máu có thể tăng lên mức cao nguy hiểm. Theo thời gian, lượng đường huyết cao có thể làm hỏng các dây thần kinh và mạch máu của cơ thể, có thể tạo tiền đề cho bệnh tim, bệnh thận và các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khác.

Duy trì một lượng carb thấp có thể giúp ngăn ngừa tăng đột biến lượng đường trong máu và giảm đáng kể nguy cơ biến chứng tiểu đường. Do đó điều quan trọng là người bệnh tiểu đường cần phải tránh các loại thực phẩm và đồ uống được liệt kê dưới đây:

2. Người bệnh tiểu đường cần kiêng ăn gì

2.1. Đồ uống có đường 

Đồ uống có đường là lựa chọn đồ uống tồi tệ nhất đối với những người mắc bệnh tiểu đường.

Những thức uống này chứa nhiều đường fructose, có liên quan chặt chẽ đến tình trạng kháng insulin, bệnh tiểu đường, tăng nguy cơ béo phì, gan nhiễm mỡ và các bệnh khác.. Các nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ đồ uống có đường có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tiểu đường như bệnh gan nhiễm mỡ.

Để giúp kiểm soát lượng đường trong máu và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm khác, hãy uống những thức uống lành mạnh không chứa đường như nước lọc, trà đá, các loại nước thảo mộc,…

Đồ uống có đường là lựa chọn đồ uống tồi tệ nhất đối với những người mắc bệnh tiểu đường
Đồ uống có đường là lựa chọn đồ uống tồi tệ nhất đối với những người mắc bệnh tiểu đường

2.2. Thực phẩm chứa nhiều tinh bột như bánh mì trắng, cơm và mì ống

Bánh mì trắng, gạo và mì ống là những thực phẩm chế biến sẵn, có lượng carb rất cao. Thêm vào đó, những loại thực phẩm này chứa rất ít chất xơ. Chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu. 

Ăn bánh mì và các loại thực phẩm giàu tinh bột khác như cơm trắng, mì đã được chứng minh là làm tăng đáng kể lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường. Không chỉ thế, thực phẩm chứa nhiều carb không chỉ làm tăng lượng đường trong máu mà còn làm giảm chức năng não ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.

 

Thực phẩm chứa nhiều tinh bột chuyển hóa nhanh làm tăng lượng đường huyết nhanh chóng
Thực phẩm chứa nhiều tinh bột chuyển hóa nhanh làm tăng lượng đường huyết nhanh chóng

2.3. Trái cây và nước hoa quả ngọt

Mặc dù trái cây và nước ép hoa quả hường được coi là một loại đồ uống lành mạnh, nhưng tác động của nó đối với lượng đường trong máu cũng tương tự như nước sô-đa và các loại đồ uống có đường khác. Trong một số trường hợp nước ép trái cây thậm chí còn chứa nhiều đường và carbs hơn soda.

Tương tự như đồ uống có đường, nước ép trái cây chứa nhiều đường fructose có thể làm trầm trọng thêm tình trạng kháng insulin, thúc đẩy tăng cân và tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Một số loại trái cây mà người bệnh tiểu đường cần tránh ăn nhiều đó là: sầu riêng, mít, xoài chín, quả vải,…

Trái cây ngọt chứa lượng đường rất cao
Trái cây ngọt chứa lượng đường rất cao

2.4. Trái cây sấy khô, mứt hoa quả

Trái cây tươi là một nguồn tuyệt vời của một số vitamin và khoáng chất quan trọng, bao gồm cả vitamin C và kali.

Tuy nhiên, khi trái cây được sấy khô, quá trình này làm mất nước dẫn đến hàm lượng đường của nó cũng trở nên cô đặc hơn. Dẫn đến trái cây sấy khô có hàm lượng carb cao hơn nhiều lần so với trái cây tươi không hề tốt cho sức khỏe người bệnh.

Nếu bạn bị tiểu đường, bạn không cần bỏ trái cây hoàn toàn hãy thay vào đó những loại trái cây ít đường như trái dâu, trái bơ, bưởi,…Tuy nhiên bạn cần tránh những loại trái cây sấy như nho khô, mít sấy,…hay các loại mứt hoa quả.

Trái cây sấy chứa hàm lượng đường cao gấp nhiều lần trái cây tươi
Trái cây sấy chứa hàm lượng đường cao gấp nhiều lần trái cây tươi

2.5. Các thực phẩm chứa chất béo bão hòa

Các thực phẩm chứa chất béo bão hòa cực kỳ không tốt cho sức khỏe.

Mặc dù chất béo chuyển hóa không trực tiếp làm tăng lượng đường trong máu, nhưng chúng có liên quan đến việc tăng chứng viêm, kháng insulin và mỡ bụng, cũng như giảm mức cholesterol HDL (tốt) và suy giảm chức năng động mạch. Những điều này làm nghiêm trọng hơn tình trạng bệnh tiểu đường và đẩy nhanh quá tình tiến triển biến chứng của bệnh.

Những thực phẩm chứa nhiều chất béo béo bão hòa người bị tiểu đường cần tránh đó là:  bơ đậu phộng, phomat, mỡ động vật, các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn,…

Các thực phẩm chứa chất béo bão hòa cực kỳ không tốt cho sức khỏe đặc biệt là bệnh nhân tiểu đường
Các thực phẩm chứa chất béo bão hòa cực kỳ không tốt cho sức khỏe đặc biệt là bệnh nhân tiểu đường

2.6. Đồ ăn nhẹ đóng gói

Một số đồ ăn nhẹ đóng gói như bánh quy giòn, bánh ngọt không phải là lựa chọn ăn vặt tốt.

Chúng thường được làm bằng bột mì tinh chế và cung cấp ít chất dinh dưỡng. Chúng cũng chứa nhiều carbs tiêu hóa nhanh có thể làm tăng nhanh lượng đường trong máu.

Vì vậy, nếu bạn thấy đói giữa các bữa ăn , tốt hơn nên ăn các loại hạt như hạt hạnh nhân, hạt óc chó, hạt điều,…trái cây ít đường như đâu tây, quả mâm xôi, bưởi,…hay một hộp sữa chua không đường cũng là một gợi ý hay dành cho bạn. 

2.7. Mật ong và siro

Những người mắc bệnh tiểu đường thường cố gắng giảm thiểu tiêu thụ đường trắng, cũng như các món ăn vặt như kẹo, bánh quy và bánh ngọt.

Tuy nhiên, các dạng đường khác cũng có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến. Chúng bao gồm đường nâu và các loại đường “tự nhiên” như mật ong, mật hoa và siro. 

Vì vậy lựa chọn tốt nhất của bạn là tránh tất cả các loại đường và thay vào đó là sử dụng các loại đường ăn kiêng tự nhiên.

2.8. Rượu bia

Không chỉ riêng bệnh nhân tiểu đường, ai cũng cần tránh xa loại thực phẩm này. Nếu bị bệnh mà vẫn sử dụng rượu bia sẽ khiến lượng đường trong máu tăng nhanh không kiểm soát.

Như vậy qua bài viết, bạn đã trả lời được câu hỏi: Bệnh tiểu đường cần kiêng ăn gì rồi chứ. Hãy đọc và tham khảo để tránh xa những thực phẩm không tốt cho việc kiểm soát bệnh nhé!

 

Contact Me on Zalo