Mật ong là một loại thực phẩm làm ngọt rất bổ ích. Chính vì vậy, nhiều người có thói quen uống mật ong để có một có thể khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, vì mật ong có vị rất ngọt nên nhiều người thắc mắc “Người bị tiểu đường có uống được mật ong không?”. Hãy cùng Ibaketo tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé!
1. Tác dụng của mật ong đối với cơ thể
1.1. Thành phần của mật ong
Mật ong là chất ngọt tự nhiên do ong mật tạo ra từ mật hoa. Nó chủ yếu bao gồm nước và hai loại đường fructose và glucose, có từ 30% đến 35% glucose và khoảng 40% fructose.
Các thành phần còn lại là các loại đường khác và một lượng nhỏ (khoảng 0,5%) vitamin, khoáng chất bao gồm sắt, vitamin C, folate, magie, kali, canxi và chất chống oxy hóa.
Mỗi thìa mật ong chứa khoảng 17 gam carbohydrate và 60 calo.
1.2. Những công dụng của mật ong đối với cơ thể
Với một người khỏe mạnh không mắc các bệnh về đường huyết như tiểu đường thì việc uống mật ong mỗi ngày là điều rất nên làm.
Mật ong giúp cơ thể có thêm các chất đề kháng và hỗ trợ phòng ngừa một số bệnh. Mật ong cũng là chất làm ngọt được thay thế đường tinh luyện trong nhiều trường hợp.
Nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh mật ong có thể giúp điều trị ho, phòng táo bón, giảm nhiệt miệng,…
Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng mật ong với một lượng vừa phải, nếu sử dụng quá nhiều có thể dẫn đến nguy cơ bị tiểu đường.
Vậy nên dùng bao nhiêu mật ong mỗi ngày?
Câu trả lời đó là” Một người khỏe mạnh chỉ nên dùng 2-3 muỗng mật ong mỗi ngày. Bạn có thể hòa mật ong với nước chanh có tác dụng giải rượu. Với những trẻ em bị ho khó dùng thuốc Tây thì việc cho trẻ ngậm một ít mật ong sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng của trẻ.
2. Người bị tiểu đường có uống được mật ong không?
2.1. Mật ong ảnh hưởng đến lượng đường trong máu như thế nào?
Mật ong là một loại đường tự nhiên nên nó cũng sẽ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Tuy nhiên, khi so sánh với các loại đường khác, nó có thể ít ảnh hưởng hơn.
Một nghiên cứu đã quan sát tác động đường huyết của mật ong so với glucose ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2, đo lượng đường trong máu của những người tham gia vào một và hai giờ sau khi uống. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng với mật ong, lượng đường trong máu đạt đỉnh điểm sau một giờ, sau đó là sự sụt giảm và duy trì ở mức thấp hơn trong hai giờ.
Như vậy có thể tin rằng, tác động làm tăng đường huyết của mật ong không giống như đường, bởi ngoài cung cấp đường và carbohydrate, mật ong còn làm tăng lượng insulin-một hormone quan trọng để kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên, nghiên cứu thêm là cần thiết.
2.2. Người bị tiểu đường có uống được mật ong không?
Các chuyên gia đã từng khuyến cáo những người mắc bệnh tiểu đường nên tránh tất cả các loại thực phẩm có chứa hàm lượng đường cao.
Mật ong có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Vì vậy, bạn hãy tránh nó và các chất tạo ngọt khác cho đến khi bệnh tiểu đường của bạn được kiểm soát.
Nếu bệnh tiểu đường đã được kiểm soát tốt và bạn muốn thêm mật ong vào chế độ ăn uống của mình, hãy chọn mật ong nguyên chất, hữu cơ hoặc mật ong thô tự nhiên. Những loại này an toàn hơn cho người bị tiểu đường.
Vậy “Người bị tiểu đường có uống được mật ong không?”. Câu trả lời là bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể sử dụng mật ong trong chế độ dinh dưỡng của mình.
Bệnh nhân tiểu đường nên sử dụng mật ong như thế nào?
Với bệnh nhân tiểu đường, việc duy trì thực hiện chế độ ăn giàu chất xơ từ rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, hạt và các loại đậu sẽ giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu.
Người bị tiểu đường nếu có thể trạng không bị thừa cân, béo phì vẫn có thể sử dụng mật ong với lượng thấp hơn người bình thường với khoảng 5ml mật ong nguyên chất pha loãng với nước để sử dụng.
Với các bệnh nhân tiểu đường có thể trạng lớn, BMI> 23kg/m2 thì việc kiêng ngọt, kể cả kiêng mật ong là điều tất yếu để bảo vệ sức khỏe.
Trong một số trường hợp, bệnh nhân tiểu đường dùng thuốc hạ đường huyết quá liều dẫn đến lượng đường hạ xuống quá thấp. Người bệnh rơi vào tình trạng mất tri giác, lúc này mật ong trở thành liều thuốc rất tốt. Sử dụng một lượng mật ong vừa đủ trong trường hợp này giúp đường huyết của bệnh nhân tăng lên nhanh chóng, hạn chế khả năng tử vong. Đây là giải pháp an toàn hiệu quả lại đơn giản mà mỗi gia đình có người mắc tiểu đường nên ghi nhớ.
Người bệnh tiểu đường có thể sử dụng mật ong với lượng thấp nếu bệnh tiểu đường của họ được kiểm soát. Tuy nhiên, hãy nhớ tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thêm mật ong vào chế độ ăn uống của bạn. Nếu bệnh tiểu đường của bạn không được kiểm soát tốt, tốt nhất bạn nên hạn chế mật ong và các loại đường bổ sung khác trong chế độ ăn uống của bạn.