Dinh dưỡng và hoạt động thể chất là hai điểm cốt lõi trong kiểm soát và điều trị bệnh tiểu đường. Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp duy trì chỉ số đường huyết ổn định. Vậy dinh dưỡng cho người tiểu đường như thế nào là phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm được nguyên tắc dinh dưỡng cho người tiểu đường từ đó xây dựng chế độ ăn phù hợp.
1. Lợi ích của một chế độ dinh dưỡng phù hợp với bệnh nhân tiểu đường
Ăn uống khoa học và đầy đủ mang lại nhiều lợi ích với người bị tiểu đường như:
- Giữ mức đường huyết, huyết áp và cholesterol trong phạm vi mục tiêu
- Giảm cân hoặc giữ cân nặng hợp lý
- Ngăn ngừa hoặc trì hoãn các vấn đề về bệnh tiểu đường
- Cảm thấy tốt và có nhiều năng lượng hơn
2. Nguyên tắc dinh dưỡng cho người tiểu đường
2.1. Mục tiêu của việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường
Mục tiêu chính của chế độ dinh dưỡng đối với bệnh nhân tiểu đường đó là kiểm soát được ổn định chỉ số đường huyết và giảm nguy cơ xuất hiện thêm biến chứng khác.
2.2. Nguyên tắc dinh dưỡng cho người tiểu đường
- Nên ăn điều độ, vừa đủ không để cơ thể quá đói. Cũng không ăn quá no sẽ rất khó để kiểm soát đường huyết.
- Uống đủ nước mỗi ngày. Đảm bảo cung cấp đủ 40ml nước/kg cân nặng/ngày
- Nên chia nhỏ bữa ăn (khoảng 4 bữa), nên ăn bữa phụ vào buổi tối để tránh hạ đường huyết ban đêm.
- Không nên quá kiêng khem mà cần bổ sung đầy đủ các nhóm dinh dưỡng thiết yếu như: chất đạm, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất,…
Mỗi loại thực phẩm đều chứa một số chất dinh dưỡng khác nhau và không có một thực phẩm nào chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu con người. Do đó không thể ăn một loại thực phẩm duy nhất được mà cần phải ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm khác nhau.
3. Các thực phẩm được đề xuất trong dinh dưỡng cho người tiểu đường
3.1. Nhóm 1: Thực phẩm giàu chất xơ
Người bị bệnh tiểu đường nên ăn thanh đạm, trong đó không thể thiếu nhóm chất xơ từ rau xanh, hoa quả. Chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa và kiểm soát lượng đường trong máu.
Theo nghiên cứu, người mắc bệnh tiểu đường cần tiêu thụ chất xơ trung bình ít nhất 14g /1000kcal/ngày. Với nữ giới là 25g/1000kcal/ngày và với nam giới nên tiêu thụ 38g/1000kcal/ngày
Những thực phẩm giàu chất xơ bao gồm:
- Rau
- Trái cây
- Quả hạch
- Các loại đậu, chẳng hạn như đậu và đậu Hà Lan
- Các loại ngũ cốc
Ngoài ăn rau củ luộc, người bệnh có thể ăn các món rau sống bằng cách trộn làm salad,…
3.2. Nhóm 2: Chất béo ‘tốt’
Thực phẩm có chứa chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa có thể giúp giảm mức cholesterol xấu. Bao gồm:
- Bơ
- Quả hạch
- Dầu hạt cải, dầu ô liu và đậu phộng
Tuy nhiên, dù là những chất béo tốt nhưng bạn không nên lạm dụng nó nhất là đối với bệnh nhân tiểu đường vì chúng là chất béo đều chứa nhiều calo. Nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến tăng cân, béo phì làm nghiêm trọng hơn tình trạng bệnh tiểu đường.
3.3. Nhóm 3: Nhóm chất đạm
Đạm hay protein là nhóm chất thiết yếu không thể thiếu đối với cơ thể.
Những thực phẩm cung cấp hàm lượng chất đạm cao như thịt, trứng, sữa, các loại đậu,…Nếu bạn bị thừa cân, béo phì nên chọn thịt nạc không ăn thịt có mỡ. Tăng cường ăn các loại đạm thực vật từ các loại đậu như đậu phụ, sữa đậu nành không đường…
3.4. Nhóm 4: Carbohydrate lành mạnh
Đây là nhóm thực phẩm giúp cung cấp năng lượng cho bệnh nhân. Khi ăn tinh bột hay đường, quá trình tiêu hóa sẽ phân hủy đường (carbohydrate đơn) và tinh bột (carbohydrate phức tạp) glucose trong máu và làm tăng mức đường huyết. Chính vì vậy, người bệnh tiểu đường không nên nạp nhiều thực phẩm thuộc nhóm chất này. Bệnh nhân nên kiểm soát tốt lượng carbohydrate nạp vào mỗi ngày và nên tập trung vào các loại carbohydrate lành mạnh, chẳng hạn như:
- Trái cây
- Rau
- Các loại ngũ cốc
- Các loại đậu, chẳng hạn như đậu và đậu Hà Lan
- Các sản phẩm từ sữa ít béo, chẳng hạn như sữa và pho mát
Tránh các loại carbohydrate kém lành mạnh, chẳng hạn như thực phẩm hoặc đồ uống có thêm chất béo, đường và natri.
4. Chế độ ăn đề xuất cho bệnh nhân tiểu đường
Các chuyên gia khuyên người bệnh tiểu đường nên thực hiện một chế độ ăn kiêng rất ít carb. Chế độ ăn này đã được chứng minh là làm giảm lượng đường trong máu, tăng độ nhạy insulin.
Thực hiện theo một chế độ ăn keto hoặc rất ít carb có thể giúp bạn tránh được bệnh tiểu đường. Mặc dù có nhiều chế độ ăn giúp giảm cân, những chế độ ăn kiêng rất ít carb có bằng chứng rõ ràng thúc đầy giảm cân và phòng bệnh tiểu đường.
Trong một nghiên cứu kéo dài 12 tuần, những người tiền tiểu đường thực hiện chế độ ăn ít chất béo hoặc ít carb. Lượng đường trong máu giảm 12% và insulin giảm 50% ở nhóm ăn ít carb. Trong khi đó, ở nhóm ít chất béo, lượng đường trong máu chỉ giảm 1% và insulin giảm 19%. Do đó, chế độ ăn ít carb có kết quả tốt hơn trên cả hai phương diện.
Hơn nữa, chế độ ăn kiêng rất ít carb hoặc ketogenic cũng có thể làm giảm lượng đường trong máu lúc đói.
Trong một nghiên cứu về những người đàn ông béo phì bị tiền tiểu đường theo chế độ ăn keto, đường huyết lúc đói trung bình giảm từ 118 xuống 92 mg/ dl, nằm trong giới hạn bình thường.
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày hợp lý, người bệnh cần chú ý chế độ luyện tập, dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Cần kết hợp 3 yếu tố trên để bệnh tiểu đường được kiểm soát và đẩy lùi.