Hiện nay ở nước ta tiểu đường đang là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 chỉ sau tim mạch và ung thư. Bên cạnh sử dụng thuốc thì chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng trong việc điều chỉnh lượng đường huyết, đẩy lùi bệnh tiểu đường loại 2.
1. Bệnh tiểu đường là gì?
Hiểu một cách đơn giản, bệnh tiểu đường là tình trạng rối loạn lượng đường trong máu (glucose) và insulin.
Bệnh tiểu đường có 3 loại:
- Bệnh tiểu đường loại 1: xuất hiện vì lý do tự miễn dịch hoặc các lý do hiếm gặp khác, tuyến tụy bị tổn thương và không thể sản xuất insulin, khiến người bệnh phải điều trị bằng insulin suốt đời. Bệnh tiểu đường loại 1 có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ em, thanh thiếu niên và thanh niên.
- Bệnh tiểu đường loại 2: là bệnh rối loạn chuyển hoá do khiếm khuyết trong việc sản xuất insulin của tuyến tụy (thiếu insulin) hay sử dụng insulin của cơ thể (kháng insulin) hoặc cả hai.
- Bệnh tiểu đường thai kỳ: là bệnh lý sinh ra bởi sự rối loại đường máu trong thời kỳ mang thai.
Khi thiếu hụt insulin hay sử dụng insulin không hiệu quả sẽ khiến lượng đường không được đưa đầy đủ vào tế bào, khi đó tế bào sẽ bị đói và glucose trong máu sẽ tăng cao. Glucose máu tăng cao gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Tuy nhiên chế độ ăn uống và tập thể dục có thể giúp giúp ngăn ngừa hoặc thậm chí đẩy lùi bệnh tiểu đường.
Làm thế nào để biết bạn có đang bị tiểu đường hay không?
Làm thế nào để bạn biết bạn đang có lượng đường trong máu cao hơn ngưỡng bình thường? Đơn giản và chính xác nhất đó là bạn cần đến phòng khám và thực hiện đo đường huyết của bạn.
2. Ý nghĩa của thực phẩm và bệnh tiểu đường
Những người mắc bệnh tiểu đường thường khá khó khăn trong việc duy trì lượng đường trong máu ở mức bình thường.
Lượng đường trong máu đến từ hai nguồn:
- Do gan phân giải glycogen dự trữ tạo glucose đi vào máu
- Đường từ thực phẩm bạn nạp vào qua thức ăn, thực phẩm.
Bạn không thể kiểm soát lượng đường mà gan tạo ra, nhưng bạn có thể kiểm soát lượng đường từ các loại thực phẩm bạn ăn.
Năng lượng cung cấp cho cơ thể hoạt động đến từ 3 nguồn dinh dưỡng đa lượng chính có trong thực phẩm đó là: carbohydrate, protein và chất béo.
Carbohydrate và lượng đường trong máu
Carbohydrate, hoặc carbs, thường đến từ tinh bột hoặc đường. Sau khi chúng vào cơ thể sẽ được chuyển thành glucose. Khi glucose đi vào máu, nó được gọi là glucose trong máu, hoặc đường huyết.
Bạn càng ăn nhiều carbohydrate, lượng đường được hấp thu vào máu càng nhiều khi đó lượng đường trong máu sẽ càng cao. Điều này đặc biệt nguy hiểm với bệnh nhân tiểu đường.
Lượng carb không chỉ có nhiều trong trái cây mà còn đến từ thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì, cơm, mì ống và khoai tây. Lượng tinh bột này nhanh chóng chuyển thành đường khi bạn ăn chúng.
Chất đạm có ảnh hưởng đến lượng đường trong máu không?
Các thực phẩm chứa protein bao gồm trứng, thịt gia cầm, thịt, hải sản và đậu phụ. Mặc dù mỗi người có phản ứng khác nhau với những thực phẩm này nhưn thông thường nếu bạn tiêu thụ chúng với một lượng vừa phải sẽ không ảnh hưởng hay ảnh hưởng không đáng kể đến lượng đường trong máu.
Chất béo
Bản thân chất béo không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Tuy nhiên những thực phẩm bạn ăn có thể hiếm khi chứa một mình chất béo.
Một số thực phẩm như phomai, quả bơ được tạo thành chủ yếu từ protein và chất béo. Khi bạn ăn những thực phẩm này có thể sẽ không làm ảnh hưởng nhiều đến lượng đường trong máu của bạn.
Tuy nhiên, một số loại thực phẩm khác như bánh rán, khoai tây chiên chúng được tạo thành từ nhiều carbohydrate và chất béo. Chính vì chúng có nhiều carb nên có thể làm tăng đáng kể lượng đường trong máu của bạn.
3. Làm thế nào để giảm lượng đường trong máu với chế độ ăn kiêng
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn loại bỏ thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu khỏi chế độ ăn uống của mình? Điều này liệu có dễ dàng?
Nhiều người mắc bệnh tiểu đường loại 2 chọn cho mình một chế độ ăn kiêng phù hợp. Họ ăn nhiều những thực phẩm ít carb và tránh xa những thực phẩm có thể làm tăng lượng đường trong máu.
Họ thấy rằng khi họ thực hiện chế độ ăn như vậy, bắt đầu từ bữa ăn đầu tiên, lượng đường trong máu của họ đã được cải thiện. Nhu cầu sử dụng thuốc kiểm soát đường huyết, đặc biệt là insulin thường giảm đáng kể. Khi theo đuổi chế độ ăn này họ cảm thấy lượng đường huyết được kiểm soát tốt hơn, cân nặng có dấu hiệu tích cực, họ nhiều năng lượng và tỉnh táo hơn.
Như vậy lựa chọn thực phẩm ít carb là một cách hiệu quả giúp bạn soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên, nếu bạn đang dùng thuốc điều trị bệnh tiểu đường, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện thay đổi chế độ ăn uống của mình.
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) tuyên bố rằng chế độ ăn ít carb là lựa chọn an toàn và hiệu quả nhất để cải thiện và kiểm soát lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường.
4. Hãy bắt đầu một chế độ ăn ít carb để đẩy lùi bệnh tiểu đường loại 2
Như bạn đã biết một chế độ ăn ít carb giúp cải thiện đáng kể bệnh tiểu đường. Vì vậy chúng tôi khuyến khích rằng nếu bạn hay người thân của bạn đang bị tiểu đường hãy thử chế độ ăn ít carb – chế độ ăn keto.
Keto là chế độ ăn ít carb, nhiều chất béo và protein vừa phải. Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh chế độ ăn này mang lại những hiệu quả tích cực đối với bệnh nhân tiểu đường.
3 lợi ích chính của chế độ ăn keto đối với bệnh nhân tiểu đường như:
- Giúp làm giảm lượng đường trong máu
- Tăng độ nhạy cảm với insulin
- Giảm phụ thuộc vào thuốc
Nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị tiểu đường hay các bệnh khác, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ thay đổi lối sống nào, chẳng hạn như thực hiện chế độ ăn keto để bác sĩ có thể điều chỉnh thuốc một cách an toàn khi lượng đường trong máu của bạn được cải thiện.
Khi bạn đã sẵn sàng, hãy thực hiện chế độ ăn keto cho người mới bắt đầu. Trong cuộc hành trình keto của mình, bạn có thể được truyền cảm hứng từ một số câu chuyện thành công ngoạn mục về bệnh tiểu đường.
Tóm lại một điều rất quan trọng đó là để đẩy lùi bệnh tiểu đường loại 2 bạn nên thực hiện một chế độ ăn ít carb. Qua bài viết, chúng tôi hy vọng có thể mang lại những thông tin hữu ích với bạn. Cảm ơn bạn đã đọc!