Hoa quả là một trong những loại thực phẩm quan trọng trong chế độ ăn uống của bệnh nhân tiểu đường, giúp ổn định đường huyết và tăng cường năng lượng. Tuy nhiên, không phải loại trái cây nào cũng phù hợp với bệnh nhân tiểu đường. Mời bạn đọc ngay bài viết dưới đây để biết được: Người bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì?
1. Các loại quả mọng giàu chất chống oxy hóa
Nhóm các loại quả mọng bao gồm nhiều loại quả giàu chất dinh dưỡng như: quả việt quất, dâu tây…
Theo hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, các loại quả mọng thuộc nhóm “siêu thực phẩm”, đặc biệt có lợi cho các bệnh nhân tiểu đường vì chúng chứa nhều chất chống oxy hóa và chất xơ.
Cụ thể theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), một cốc quả việt quất tươi có 84 calo và 21 gam (g) carbohydrate.
Bạn có thể sử dụng những loại quả này cho bữa sáng hoặc các món điểm tâm, có thể kết hợp với sữa chua không đường cũng rất tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường [1].
2. Quả đào giàu Kali
Những quả đào thơm, ngon ngọt là một món ăn giải nhiệt cho thời tiết nóng bức và cũng có thể được đưa vào chế độ ăn uống thân thiện với bệnh tiểu đường của bạn.
Thành phần trong một quả đào có chứa:
- 59 calo
- 14 g carbohydrate
- 10 miligam (mg) vitamin C
- 285 mg kali
.Khi bạn muốn có một món ăn nhẹ thân thiện với quả đào, bạn hãy pha một ly sinh tố nhanh chóng bằng cách xay nhuyễn những lát đào với sữa bơ ít béo, đá xay và một chút quế hoặc gừng.
3. Quả mơ giàu chất xơ
Thêm một loại hoa quả khác nằm trong danh sách bệnh tiều đường nên ăn trái cây gì, mà bạn không thể bỏ qua được đó là quả mơ. Đây là một trong những loại thực phẩm bổ sung tuyệt vời cho bữa ăn của người bệnh tiểu đường.
Thành phần chính có trong 1 trái mơ bao gồm: 17 calo, 1.5 g carbohydrate và 134 microgam (mcg) vitamin A. Đây là loại hoa quả giàu chất xơ, giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa và giảm tích lũy đường trong gan cho người bệnh tiểu đường.
Để thưởng thức quả mơ thêm phần hấp dẫn, bạn có thể thực hiện theo cách làm như sau: trộn một ít mơ tươi thái vào ngũ cốc nóng hoặc lạnh, hoặc cho một ít vào món salad.
4. Quả bơ
Trái bơ có chứa ít hơn 1 gam đường, ít carbohydrate, hàm lượng chất xơ cao và chất béo lành mạnh, vì vậy bạn không phải lo lắng về việc loại trái cây này làm tăng lượng đường máu.
Theo các chuyên gia, tiêu thụ bơ cũng có liên quan đến việc cải thiện chất lượng chế độ ăn uống tổng thể và giảm đáng kể trọng lượng cơ thể và chỉ số khối cơ thể (BMI).
Điều này chứng tỏ loại trái cây này cũng là một món ăn nhẹ lý tưởng cho những người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt phù hợp với những người bệnh tiểu đường kèm béo phì [2].
Ngoài ra, bơ còn có tính chất đặc biệt trong việc ngăn ngừa sự phát triển của bệnh tiểu đường.
Một nghiên cứu năm 2019 trên chuột cho thấy rằng avocatin B (AvoB), một phân tử chất béo chỉ có trong quả bơ, ức chế quá trình oxy hóa không hoàn toàn trong cơ xương và tuyến tụy, làm giảm kháng insulin.
5. Quả táo
Thêm một loại trái cây nữa rất tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường mà chúng tôi muốn giới thiệu tới các bạn đó chính là quả táo.
Táo là nguồn cung cấp chất xơ và vitamin C dồi dào cho cơ thể. Bên cạnh đó, quả táo còn là “kho báu” cung cấp nhiều chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa tăng huyết áp cao ở bệnh nhân tiểu đường.
Nhờ đó, tiêu thụ táo mỗi ngày cũng là một trong những biện pháp giúp bạn phòng ngừa biến chứng của tiểu đường.
Bạn có thể rửa sạch táo và ăn trực tiếp, hoặc cũng có thể lấy nước ép từ táo để dùng làm đồ uống hàng ngày cũng rất tốt cho sức khỏe.
6. Dưa chuột
Dưa chuột được ví như là một trong những loại trái cây “kinh điển” dành cho bệnh nhân tiểu đường. Bằng chứng là đã có rất nhiều nghiên cứu khẳng định công dụng của dưa chuột đối với bệnh tiểu đường:
– Một nghiên cứu năm 2012 chỉ ra rằng các chất dinh dưỡng có trong dưa chuột có liên quan đến tác dụng hạ đường huyết ở chuột mắc bệnh tiểu đường.
– Một bài báo nghiên cứu năm 2014 được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Cây thuốc đã chứng minh rằng, bột dưa chuột có thể được sử dụng hiệu quả để điều trị và kiểm soát bệnh tiểu đường ở chuột.
Chính vì vậy, Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ coi dưa chuột là một loại hoa quả “không chứa tinh bột”, là một nhóm thực phẩm giúp người bệnh có thể thỏa mãn cơn thèm ăn và giúp ổn định đường huyết.
7. Quả lê
Và cuối cùng, người bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì phải kể đến quả lê. Có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến lợi ích sức khỏe của lê, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh tiểu đường hoặc có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Một nghiên cứu đã kiểm tra hàng nghìn người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và phát hiện ra rằng các loại thực phẩm giàu anthocyanin, bao gồm cả lê, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Tiêu thụ quả lê cùng với duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh cũng có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường giai đoạn đầu.
Một nghiên cứu cho thấy quả lê có thể giúp ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2 khi ăn cả quả. Cụ thể loại trái cây này giúp giảm liều lượng thuốc điều trị tiểu đường ở giai đoạn tiền tiểu đường và giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường.
Bạn có thể chế biến quả lê theo nhiều cách khác nhau khi đưa vào thực đơn hàng ngày của mình chẳng hạn như: ăn trực tiếp quả lê, ép lấy nước lê, salad lê, làm nem hoa quả có chứa lê…
8. Những lưu ý cho bệnh nhân tiểu đường khi ăn trái cây
Nhiều loại trái cây kể trên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường, tuy nhiên không phải vì thế mà bạn có thể sử dụng tùy thích được. Để việc sử dụng hoa quả có hiệu quả và an toàn, người bệnh tiểu đường cần chú ý những điều sau:
– Ăn trái cây bao nhiêu là đủ?
Những người mắc bệnh tiểu đường nên tập trung vào tiêu thụ các loại rau không chứa tinh bột trong 50% bữa ăn, thay vì phụ thuộc vào trái cây.
Một nửa bữa ăn còn lại nên là protein và tinh bột nhiều chất xơ như đậu hoặc ngũ cốc nguyên hạt.
Nhiều chuyên gia cũng khuyên bạn tiêu thụ chất béo lành mạnh trong mỗi bữa ăn để tạo cảm giác no, tăng cường hấp thụ chất chống oxy hóa và vitamin.
– Nên ăn hoa quả vào thời điểm nào trong ngày?
Thời điểm thích hợp dành cho người bệnh tiểu đường ăn được trái cây đó là trước, trong và sau bữa ăn. Hoặc bạn có thể ăn cùng một loại món ăn nào khác để làm chậm quá trình đường huyết tăng trong máu.
Với những loại trái cây nhiều nước thì người bệnh tiểu đường không nên ăn vào buổi tối, lúc gần đi ngủ bởi giấc ngủ có thể bị gián đoạn do mắc tiểu vào buổi đêm.
– Theo dõi đường huyết và sức khỏe thường xuyên khi ăn hoa quả
Khi bạn trót lỡ ăn quá nhiều hoa quả, hãy theo dõi đường huyết và sức khỏe cẩn thận. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy báo cáo ngay cho bác sỹ để được xử lý kịp thời và đúng cách.
Trên đây là toàn bộ thông tin về các loại trái cây, hoa quả mà người bệnh tiểu đường nên ăn và giúp bạn giải đáp thắc mắc: Người bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì? Chúc bạn sẽ luôn khỏe mạnh và sớm vượt qua căn bệnh tiểu đường nhé.