Người bệnh tiểu đường ăn chuối được không? – Giải đáp từ chuyên gia

Đối với bệnh nhân tiểu đường, điều quan trọng là duy trì lượng đường trong máu ổn định. Vì vậy, người bệnh cần tránh hoặc giảm những thực phẩm gây tăng giảm thất thường lượng đường trong máu. Chuối là một loại quả chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, nhưng chuối có hàm lượng carbohydrate (Carb) và đường khá cao. Chính vì thế, nhiều người thắc mắc: Người bệnh tiểu đường ăn chuối được không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau đây nhé!

1. Chuối có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bệnh nhân tiểu đường  không?

1.1. Chuối chứa Carbs, làm tăng lượng đường trong máu

Bệnh nhân tiểu đường cần nhận thức về số lượng và loại carbs nạp vào là điều vô cùng quan trọng. Carbs làm tăng lượng đường trong máu nhiều hơn các loại chất dinh dưỡng khác khiến bạn khó kiểm soát lượng đường huyết.

Nếu không kiểm soát tốt lượng đường huyết, lượng đường máu tăng đột biến hoặc luôn ở mức cao. Điều này không tốt cho sức khỏe. 

Chuối chứa nhiều carbs. Một quả chuối cỡ trung bình chứa 14g đường và 6g tinh bột. Thực phẩm giàu carbs được biết đến là nguyên nhân làm tăng nhanh lượng đường trong máu. Một quả chuối cỡ trung bình chứa 14g đường và 6g tinh bột. Chính vì vậy, chuối có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao hơn các chất dinh dưỡng khác.

1.2. Chuối cũng chứa chất xơ, có thể làm giảm lượng đường trong máu

Ngoài tinh bột và đường, chuối cũng rất giàu chất xơ. Một một quả chuối trung bình chứa 3 gam chất xơ.

Một cách để xác định thực phẩm chứa carbs ảnh hưởng đến lượng đường trong máu như thế nào là xem chỉ số đường huyết (GI) của nó. Nếu thực phẩm chỉ số GI càng cao thì càng làm tăng nhanh lượng đường huyết. Những thực phẩm có chỉ số GI thấp thì lượng carbs được hấp thu chậm hơn và nó sẽ làm tăng tăng lượng đường trong máu từ từ

Thực phẩm chia thành 3 loại có chỉ số GI như sau:

  • GI thấp: 55 trở xuống.
  • GI trung bình: 56 đến 69.
  • GI cao: 70 đến 100.

Chuối cũng là loại trái cây có chỉ số GI thấp (42–62, tùy thuộc vào độ chín). Điều này có thể làm giảm lượng đường trong máu tăng đột biến và cải thiện việc quản lý lượng đường trong máu. 

Chuối chứa đường, tinh bột, chất xơ và rất giàu vitamin
Chuối chứa đường, tinh bột, chất xơ và rất giàu vitamin

1.3. Người bệnh tiểu đường ăn chuối được không?

Chuyên gia dinh dưỡng Upasana Sharma, Trưởng khoa dinh dưỡng tại Bệnh viện Max cho biết: “Chuối có chứa đường và carbs. Nhưng nó rất giàu chất xơ và có chỉ số đường huyết thấp. Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn chuối nhưng với lượng vừa phải.”

Người bệnh tiểu đường nên ăn bao nhiêu chuối một ngày?

Khi được hỏi những người bị tiểu đường nên ăn chuối với số lượng nào, cô ấy nói: “Bệnh nhân tiểu đường không nên ăn chuối hàng ngày. Họ chỉ nên tiêu thụ ít hơn 3 quả chuối nhỏ mỗi tuần.”

Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn chuối nhưng với lượng phù hợp
Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn chuối nhưng với lượng phù hợp

2. Bệnh nhân tiểu đường nên ăn loại chuối nào tốt nhất?

Người bệnh tiểu đường nên ăn chuối xanh (chưa chín) thay vì chuối chín vàng  ngọt. 

Chuối xanh giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát lượng đường huyết tốt hơn.

Lượng carbs trong chuối thay đổi tùy thuộc vào độ chín. Chuối xanh (hoặc chưa chín) chứa ít đường và nhiều tinh bột kháng hơn. Tinh bột kháng hoạt động tương tự như chất xơ và sẽ không làm tăng lượng đường trong máu.

Bên cạnh đó, tinh bột kháng giúp cải thiện độ nhạy insulin và giảm viêm. Điều này có lợi đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.

Như vậy, Chuối xanh (chưa chín) có chứa tinh bột kháng, không làm tăng đường huyết và thậm chí có thể cải thiện kiểm soát lượng đường trong máu lâu dài.

Trong chuối xanh cũng có thể giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, giúp cải thiện sức khỏe trao đổi chất và kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn

Chuối vàng, hoặc chuối chín chứa ít tinh bột kháng hơn chuối xanh, cũng như nhiều đường hơn, hấp thụ nhanh hơn so với tinh bột.

Điều này có nghĩa là chuối chín hoàn toàn có GI cao hơn và sẽ khiến lượng đường trong máu của bạn tăng nhanh hơn so với chuối chưa chín.

 Vì vậy, người bệnh tiểu đường nên ăn chuối xanh (chưa chín) thay vì chuối chín vàng.

Bệnh nhân tiểu đường không nên lựa chọn chuối quá chín
Bệnh nhân tiểu đường không nên lựa chọn chuối quá chín

3. Cách ăn chuối tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Nếu bị tiểu đường, vẫn có thể thưởng thức trái cây như chuối như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh. Những lời khuyên sau đây có thể giúp giảm thiểu tác động của chúng đối với lượng đường trong máu:

  • Xem xét về kích thước quả chuối: Ăn một quả chuối nhỏ hơn để giảm lượng đường trong máu trong một lần ăn.
  • Chọn một quả chuối chắc, gần chín: Chọn một quả chuối không quá chín để hàm lượng đường thấp hơn một chút.
  • Ăn trái cây tại thời điểm phù hợp trong ngày: Trải đều lượng trái cây của bạn giúp giảm tải lượng đường huyết và giữ cho lượng đường trong máu của bạn ổn định.
  • Ăn chuối với các thực phẩm khác: Thưởng thức chuối với các thực phẩm khác, chẳng hạn như các loại hạt hoặc sữa chua, để giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thu đường.

Tóm lại, nếu bạn bị tiểu đường, tất cả các thực phẩm có chứa carbs đều có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Qua bài viết, Ibaketo tin rằng bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi “Người bệnh tiểu đường ăn chuối được không?” Người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn chuối tuy nhiên bạn nên lựa chọn loại chuối và ăn với khẩu phần thích hợp. Chúc bạn kiểm soát tốt được lượng đường trong máu với những loại thực phẩm dinh dưỡng.

Contact Me on Zalo