Bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không?

Khoai lang là thực phẩm dinh dưỡng và quá quen thuộc trong các thực đơn ăn kiêng của nhiều người. Tuy nhiên, với bệnh tiểu đường có được ăn khoai lang không vẫn là vấn đề tranh cãi của nhiều người. Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Cùng theo dõi để hiểu rõ vấn đề và biết cách ăn khoai lang hợp lý nhé!

1. Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường là tình trạng cơ thể không sản xuất đủ insulin, hoặc không sử dụng insulin không hiệu quả. Insulin là một loại hormone giúp glucose, hoặc đường đi vào các tế bào để chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể hoạt động. Nếu cơ thể không tạo ra hoặc sử dụng insulin không hiệu quả sẽ dẫn đến tình trạng lượng đường trong máu thường xuyên ở mức cao gây ra bệnh tiểu đường và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. 

Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị dứt điểm bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, bệnh có thể kiểm soát thông qua việc điều trị kết hợp với một chế độ dinh dưỡng, tập luyện hợp lý.

Diều quan trọng nhất với người bệnh tiểu đường đó là cần tuân thủ một chế độ ăn kiêng hợp lý. Nếu họ ăn các loại thực phẩm nhiều đường và có chỉ số đường huyết cao sẽ làm lượng đường trong máu tăng đột biến. Chính vì vậy, nhiều người thắc mắc bệnh tiểu đường ăn được khoai lang không? vì trong khoai lang có chứa đường và tinh bột.

Bệnh tiểu đường là tình trạng lượng đường huyết cao mãn tính
Bệnh tiểu đường là tình trạng lượng đường huyết cao mãn tính

2. Người bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không?

2.1. Người bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không?

Khoai lang chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa và khoáng chất có ích cho sức khỏe. Chúng rất giàu các loại vitamin và khoáng chất như:

  • Vitamin A ở dạng beta-caroten
  • Vitamin B6
  • Vitamin C
  • Kali
  • Chất xơ
  • Kẽm
  • Magiê

Khoai lang có một lượng lớn tinh bột và đường. Nhưng theo các chuyên gia, khoai lang có thể thêm vào thực đơn dinh dưỡng của người bệnh tiểu đường.

Vì vậy, bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không? thì câu trả lời là “Có”.

 

Khoai lang chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ
Khoai lang chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ

2.2. Tại sao khoai lang lại an toàn cho bệnh nhân tiểu đường?

Lý do lớn nhất khiến khoai lang có tác dụng tốt đối với bệnh nhân tiểu đường là do chỉ số đường huyết (GI) thấp. Thực phẩm có chỉ số GI cao sẽ làm tăng lượng đường trong máu và là điều tuyệt đối không nên đối với những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. 

Ngoài ra, ăn khoai lang còn được cho là tốt cho sức khỏe của người bệnh tiểu đường bởi trong khoai lang chứa: 

  • Carotenoid gọi là beta-carotene, là một nguồn cung cấp vitamin A. Có chức năng điều hòa đường huyết, làm giảm tình trạng kháng insulin.
  • Khoai lang cũng chứa một lượng lớn vitamin C, được biết là có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch. Vitamin C và vitamin A chính là 2 chất chống oxy hoá mạnh, có tác dụng loại bỏ gốc tự do gây hại cho tế bào.
  • Hơn nữa, khoai lang cũng rất giàu chất sắt, giúp các tế bào hồng cầu sản xuất oxy và vận chuyển chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể. 
  • Cung cấp protein từ thực vật, giúp bạn no lâu thúc đẩy giảm cân, từ đó làm tăng độ nhạy insulin.

Trên đây chính là những lý do khiến khoai lang trở thành một loại thực phẩm bổ ích với bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, không vì thế mà người bệnh tiểu đường có thể ăn khoai lang một cách mất kiểm soát. Hãy nhớ kiểm soát lượng khoai lang ăn vào hàng ngày, đó là điều cực kỳ quan trọng.

2.3. Người bị bệnh tiểu đường có thể ăn bao nhiêu khoai lang?

Mặc dù khoai lang là một lựa chọn tốt cho bệnh nhân tiểu đường, nhưng điều quan trọng cần nhớ là chúng vẫn chứa carbs! Đó chính xác là lý do tại sao điều quan trọng là phải kiểm soát khẩu phần ăn.

Tiến sĩ Lovneet Batra, chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng hàng đầu gợi ý rằng người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn 200 – 400 gram khoai lang mỗi ngày. 

3. Người bệnh tiểu đường nên ăn những loại khoai lang nào?

Người bệnh tiểu đường có thể ăn tất cả các loại khoai lang. Tuy nhiên, dưới đây là 3 loại khoai lang tốt và phù hợp nhất bạn nên tham khảo:

3.1. Khoai lang tím

Khoai lang tím là loại khoai phổ biến hiện nay. Nó có vỏ và thịt đều màu tím, khi ăn có vị ngọt và thơm mềm. Khoai lang tím là loại khoai lang có chỉ số GI thấp nhất. Ngoài ra, khoai lang tím còn chứa anthocyanins giúp ngăn ngừa nguy cơ béo phì và bệnh tiểu đường loại 2 bằng cách cải thiện tình trạng kháng insulin.

Khoai lang tím là loại khoai lang phù hợp nhất với người bệnh tiểu đường
Khoai lang tím là loại khoai lang phù hợp nhất với người bệnh tiểu đường

3.2. Khoai lang cam

Khoai lang cam là loại khoai lang phổ biến ở Mỹ. Loại khoai này có vỏ màu nâu và phần thịt khoai màu cam. Khoai lang cam cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng như: vitamin C, kali, vitamin B,… So với các loại khoai lang trắng hay khoai tây khác, khoai lang cam chứa nhiều chất xơ hơn. 

Khoai lang cam cũng được chấp nhận trong thực đơn của bệnh nhân tiểu đường
Khoai lang cam cũng được chấp nhận trong thực đơn của bệnh nhân tiểu đường

3.3. Khoai lang Nhật

Khoai lang Nhật thường có màu tím bên ngoài và bên trong có màu trắng hoặc vàng. Chúng được biết là có vị ngọt hơn hai loại khoai trên. Khoai lang Nhật có chỉ số đường huyết ở mức cho phép đối với bệnh nhân tiểu đường.

Bên cạnh đó, khoai lang Nhật còn chứa chất caiapo. Nghiên cứu cho thấy chất này giúp giảm tình trạng thèm ăn, giảm mức đường huyết và cholesterol ở bệnh nhân tiểu đường loại 2.

Khoai lang Nhật có vị ngọt và được rất nhiều người ưa thích
Khoai lang Nhật có vị ngọt và được rất nhiều người ưa thích

4. Người bệnh tiểu đường nên ăn khoai lang như thế nào?

Nếu bạn bị tiểu đường, bạn có thể ăn khoai lang hàng ngày – miễn là bạn  tính lượng carbohydrate của nó vào kế hoạch bữa ăn của mình. 

Mặc dù khoai lang có chỉ số đường huyết ở trong mức cho phép đối với người bệnh tiểu đường tuy nhiên chỉ số này có thể tăng lên nếu bạn chiên hoặc nướng. Vì vậy, tốt nhất bạn nên ăn khoai luộc hoặc chiên nướng bằng nồi chiên không dầu. Tuyệt đối, bạn không nên cho thêm đường khi  chế biến khoai lang

Lưu ý cho người bệnh tiểu đường khi ăn khoai lang:

Như đã đề cập ở trên, người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn 200 – 400 gam khoai lang mỗi ngày. Thêm vào đó, bạn cần lưu ý:

  • Khi đã sử dụng khoai lang, cần hạn chế tinh bột từ các nguồn thực phẩm khác. 200gam cho mỗi bữa ăn đã đủ lượng tinh bột tiêu thụ hàng ngày, vì vậy nếu bạn ăn 200 gam khoai lang một bữa thì bạn không cần bổ sung tinh bột từ những thực phẩm khác. 
  • Ăn nhiều rau xanh để vừa cung cấp vitamin vừa cung cấp nhiều chất xơ giúp giảm bớt hấp thu đường, cải thiện tiêu hoá.
  • Không nên ăn quá thường xuyên mà cần chế độ ăn hợp lý và thay đổi món liên tục để tránh nhàm chán.
  • Nên ăn khoai lang vào buổi sáng kèm với rau, bơ hoặc salad. Ngoài ra, trước bữa trưa hoặc tối, bạn có thể ăn một chút khoai để giảm lượng thức ăn đưa vào cơ thể.
  • Không ăn khoai lang sống: Khoai lang sống được cho là có lượng đường cao hơn và không tốt cho tiêu hoá.

Như vậy, qua bài viết, bạn đã biết người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn được khoai lang. Bên cạnh đó, cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý để giúp kiểm soát bệnh tiểu đường. Nếu còn bất cứ băn khoăn, thắc mắc nào liên quan đến bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không, bạn hãy để lại bình luận bên dưới để được đội ngũ dược sĩ giải đáp sớm nhất.

Contact Me on Zalo