Giải đáp: Bệnh tiểu đường có ăn được thịt gà không?

Chế độ ăn uống với người mắc bệnh tiểu đường rất quan trọng. Có rất nhiều thực phẩm mà người bệnh cần kiêng kị hay hạn chế. Vậy liệu rằng thịt gà có nằm trong danh sách này hay không? Người bệnh tiểu đường có được ăn thịt gà không? Cùng Ibaketo tìm hiểu về chủ đề này trong bài viết dưới đây nhé!

1. Người bệnh tiểu đường có được ăn thịt gà không?

Bệnh tiểu đường có ăn được thịt gà không? Câu trả lời là CÓ. Người bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn được thịt gà với khẩu phần tương tự như người khoẻ mạnh.

Thịt gà là sự lựa chọn tuyệt vời cho những người mắc bệnh tiểu đường vì thịt gà là nguồn cung cấp protein cao và hàm lượng chất béo rất thấp. Thịt gà và nguồn protein từ cá, sữa, các nguồn protein từ thực vật, giảm lượng thịt đỏ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, không nên tiêu thụ quá nhiều thịt động vật, bao gồm thịt đỏ hoặc thịt gà, sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Với người bệnh tiểu đường kèm huyết áp cao cũng nên chú ý khi ăn thịt gà, không nên ăn quá nhiều, đặc biệt là da gà, vì da gà có nhiều cholesterol xấu không tốt cho sức khỏe.

Nói tóm lại, người bệnh tiểu đường không cần kiêng khem thịt gà. Điều quan trọng là cần ăn linh hoạt với lượng ăn và cách chế biến phù hợp.

Thịt gà là nguồn cung cấp protein dồi dào cho người tiểu đường
Thịt gà là nguồn cung cấp protein dồi dào cho người tiểu đường

2. Lợi ích của thịt gà đối với bệnh tiểu đường

Thịt gà không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn có nhiều lợi ích liên quan đến sức khỏe.

  • Thịt gà cung cấp nhiều protein

Thịt gà chứa hàm lượng protein cao, ít mỡ có vai trò thiết yếu trong việc duy trì phát triển sức mạnh cơ bắp, đồng thời hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

  • Ăn thịt gà giúp xương khỏe mạnh

Trong thịt gà chứa canxi và phốt pho. Những khoáng chất này giúp giữ cho xương khỏe mạnh và ổn định. Đồng thời nó cũng làm giảm nguy cơ viêm khớp.

  • Ăn thịt gà giúp bảo vệ và tăng cường sức khỏe tim mạch

Ăn ức gà giúp điều tiết ổn định axit amin homocysteine (loại axit amin gây hại cho tim mạch). Vì vậy, ăn ức gà giúp tăng cường bảo vệ tim mạch.

  • Thịt gà giúp tăng khả năng miễn dịch của cơ thể chống lại nhiễm trùng và bệnh tật

Khoáng chất selenium là một trong những thành phần chính trong thịt gà. Đây là khoáng chất thiết yếu đối với quá trình trao đổi chất của cơ thể, giúp tăng miễn dịch cơ thể. Đồng thời, Selenium còn giúp giảm cân hiệu quả.

  • Ăn thịt gà giúp nâng cao thị lực

Thịt gà và các loại thịt gia cầm có hàm lượng các chất retinol, alpha, beta-carotene, lycopene, có tác dụng tuyệt vời để ổn định và nâng cao thị lực.

3. Người bệnh tiểu đường nên ăn thịt gà như thế nào?

3.1. Lựa chọn thịt gà

Người bệnh tiểu đường nên ưu tiên sử dụng phần ức gà vì đây là phần chứa nhiều protein và ít cholesterol xấu. Bên cạnh đó, hãy loại bỏ da gà trước khi nấu và da gà chứa nhiều mỡ và calo không tốt cho sức khỏe người tiểu đường.

3.2. Cách chế biến thịt gà tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Khi chế biến thịt gà cho người tiểu đường nên chú ý phần gia vị. Không nên cho nhiều muối, hạn chế đường. Sử dụng dầu oliu thay cho mỡ động vật hay các loại dầu đã bị hydrat hoá.

Dưới đây là các công thức món ăn low-carb được chế biến từ thịt gà tốt cho người bệnh tiểu đường. Các công thức dưới đây đều là sự hoà hợp giữa các nguyên liệu và hương vị khác nhau. Bệnh nhân tiểu đường có thể tham khảo để bổ sung vào thực đơn dành cho người tiểu đường.

3.2.1. Thịt gà hấp lá chanh cho người tiểu đường

Gà hấp lá chanh là một gợi ý hay đối với bệnh nhân tiểu đường. Thịt gà dai ngọt, kết hợp với mùi thơm của lá chanh giúp kích thích vị giác. Món ăn này vừa ngon lại không ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tiểu đường.

Cách thực hiện:

  • Dùng nửa con gà, rửa sạch, chặt thành từng miếng nhỏ vừa ăn.
  • Ướp gà với một chút nước mắm, bột nghệ khoảng 15 phút.
  • Đập xả và lá chanh sau đó xếp vào đáy nồi hấp.
  • Xếp gà lên trên. Sau đó lấy vải sạch phủ lên vung nồi để thấm nước, không để nước chảy xuống khiến gà bị nát.
  • Hấp gà trong khoảng 15 phút rồi cho nhỏ lửa thêm khoảng 10 phút nữa để gà chín mềm.
  • Gà chín, cho gà ra đĩa, rắc một ít lá chanh đã thái sợi lên trên để trang trí.
  • Khi ăn, người bệnh nên bỏ da gà để hạn chế tiêu thụ mỡ xấu.

Với món ăn này, bệnh nhân nên ăn khoảng 1 – 2 lần/ tuần, kết hợp với nhiều rau xanh và các thực phẩm đa dạng khác.

Gà hấp lá chanh là món ăn ngon hấp dẫn và an toàn với người bệnh tiểu đường
Gà hấp lá chanh là món ăn ngon hấp dẫn và an toàn với người bệnh tiểu đường

3.2.2. Ức gà nhồi

Với cách chế biến kiểu mới này, ức gà trở nên ngọt và mềm hơn khi kết hợp với các nguyên liệu. Đây sẽ là gợi ý tuyệt vời để bạn trổ tài nấu ăn vào dịp cuối tuần đấy. Cách làm món này rất đơn giản như sau:

  • Mua sẵn ức gà, sau đó xẻ ở giữa để tạo thành một cái bao nhỏ
  • Cát nhỏ húng quế, cà chua, tỏi trộn đều lại và nhồi vào ức gà đã cắt sẵn.
  • Dùng tăm để ghim phần ức gà để các nguyên liệu nhồi không bị rơi ra ngoài.
  • Đặt ức gà lên một tấm nướng hoặc giấy nhôm. Nêm thêm một chút hạt tiêu, bột cà ri và ớt bột để món ăn thêm hương vị và bắt mắt hơn.
  • Nướng trong khoảng 20 phút (tuỳ thuộc vào kích thước của phần ức gà bạn đem nướng).
  • Khi ăn, tháo tăm ra để thưởng thức.
Ức gà nhồi sẽ giúp thực đơn của người bệnh tiểu đường thêm đa dạng
Ức gà nhồi sẽ giúp thực đơn của người bệnh tiểu đường thêm đa dạng

3.3.3. Salad gà cho bệnh nhân tiểu đường

Salad gà là một món ăn lành mạnh với đầy đủ các nhóm chất như chất xơ, protein, chất béo cùng các vitamin và khoáng chất,…

Cách làm:

  • Lựa chọn phần ức gà, bỏ da và luộc chín.
  • Dưa leo, cà rốt, hành tây rửa sạch, để ráo nước và tiến hành thái sợi hoặc thái lát.
  • Ức gà sau khi đã chín, vớt ra để nguội và xé nhỏ thành sợi vừa ăn.
  • Pha nước sốt: dầu oliu, muối, tiêu, dấm, đường ăn kiêng trộn đều với nhau với tỉ lệ tuỳ theo khẩu vị của bạn.
  • Cho tất cả các nguyên liệu trên vào một tô lớn và trộn đều với nhau.

Với món salad gà này người bệnh có thể ăn 2 – 3 bữa để cải thiện tình trạng bệnh và đa dạng thực đơn của mình.

Salad gà là món ăn cung cấp đầy đủ các chất xơ, protein, vitamin và muối khoáng cho bệnh nhân tiểu đường
Salad gà cung cấp đầy đủ chất xơ, protein, vitamin và muối khoáng cho bệnh nhân tiểu đường

3.3.4. Gà nướng hành tây

Hành tây không chứa tinh bột, thậm chí còn giúp cải thiện lượng đường trong máu. Gà nướng hành tây kết hợp cùng một chút gia vị như tiêu, tỏi, ớt giúp kích thích vị giác, cải thiện tiêu hoá

Cách chế biến:

  • Hành tây bỏ vỏ thái thành từng lát nhỏ.
  • Thịt gà nên chọn phần nhiều nạc tốt nhất nên chọn phần ức gà hoặc đùi gà, bỏ da, thái miếng to.
  • Ướp gà cùng một chút tiêu, ớt và bột quế.
  • Trộn đều, rắc tỏi và hành tây lên trên thịt gà, ướp khoảng 2 – 4 tiếng nữa.
  • Sau khi ướp, cho gà vào lò nướng ở nhiệt độ 400 độ C, sau khoảng 10 phút thì hạ nhiệt xuống còn 165 độ C.
  • Sau khoảng 30 phút gà sẽ chín. Tắt bếp và cho gà ra đĩa, trang trí thêm chút lá chanh thái sợi tuỳ thích.
  • Khi ăn bạn nên bỏ phần da gà để không ảnh hưởng đến lượng đường huyết.

Món ăn này, bạn có thể ăn 1- 2 lần/ tuần mà không lo ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Tóm lại, câu trả lời cho câu hỏi ‘bị tiểu đường có được ăn thịt gà không?’ là “CÓ”. Tuy nhiên, bệnh nhân cần biết cách ăn sao cho đúng với lượng bao nhiêu cho phù hợp để giúp kiểm soát bệnh tiểu đường và tăng cường sức khỏe.

Contact Me on Zalo