Bật mí các thảo dược và cây trị tiểu đường nổi tiếng

Từ xa xưa, dân gian đã phát hiện ra nhiều loại thảo dược hay cây thuốc chữa trị tiểu đường tuýp 2 hiệu quả. Nếu bạn cũng đang muốn tìm hiểu về những loại cây này thì đừng bỏ qua bài viết này nhé, hãy cùng chúng tôi khám phá ngay về các loại cây trị tiểu đường ngay dưới đây.

1. Gừng

Đứng đầu trong danh sách các cây trị tiểu đường phải kể đến gừng. Theo một nghiên cứu vào năm 2015, gừng có thể giúp điều trị bệnh tiểu đường. Kết quả cho thấy gừng làm giảm lượng đường trong máu, nhưng không làm giảm lượng insulin trong máu.

Do đó, các chuyên gia cho rằng gừng có thể làm giảm sự đề kháng insulin trong cơ thể đối với bệnh tiểu đường loại 2.

Bạn có thể sử dụng gừng để chữa tiểu đường theo nhiều cách khác nhau như: 

  • Thêm gừng băm nhỏ vào trong các món ăn.
  • Dùng gừng pha trà.
  • Có thể ăn sống hoặc chín.
Gừng chữa tiểu đường
Gừng là thảo dược có công dụng hạ đường huyết rất tốt

2. Mướp đắng

Mướp đăng tên khoa học là Momordica charantica, họ Bí (Curcubitaceae). Đây là loại cây thân leo bằng tua cuốn, được trồng nhiều ở các nước nhiệt đới tại châu Á và châu Âu.

Theo các nghiên cứu khoa học, dịch ép từ quả mướp đắng có tác dụng làm giảm glucose máu ở chuột cống trắng bình thường được cho uống glucose 45 phút trước khi cho uống mướp đắng.

Thí nghiệm ở chuột cống trắng cho mắc tiểu đường tuýp 2, dịch ép mướp đắng gây hạ đường máu đáng kể.

Ngoài ra, cao cồn mướp đắng cho chuột cống trắng uống 500mg/kg làm giảm nồng độ glucose khoảng 10-16% sau 2 giờ.

Bên cạnh đó, dịch ép mướp đắng gây tăng sự hấp thụ glucose vào các các mô. Cao nước quả mướp đắng, khi cho chuột uống hàng ngày trong 2 tháng làm chậm sự xuất hiện các vấn đề về võng mạc hơn các chuột không được cho uống.

Chính vì những tác dụng nổi bật như trên, ở nhiều nước châu Á, nhân dân thường dùng mướp đắng để chữa trị bệnh tiểu đường.

Để chữa tiểu đường tuýp 2, bạn có thể sử dụng mướp đắng theo hướng dẫn như sau: Quả mướp đắng còn xanh, thái mỏng, phơi khô và tán bột. Mỗi ngày uống 12 – 20g, chia làm 2 – 3 lần, uống sau bữa ăn với nước.

Mướp đắng chữa trị tiểu đường
Mướp đắng hỗ trợ chữa trị tiểu đường hiệu quả

3. Nhân sâm

Theo y học cổ truyền, nhân sâm có vị ngọt, tính ôn, quy vào các kinh: tỳ, phế, tâm có tác dụng bổ nguyên khí, an thần, bồi bổ sức khỏe.

Theo các nghiên cứu y học hiện đại, đối với thỏ đường huyết tăng do tiêm adrenalin hoặc dung dịch glucose ưu trương, nhân sâm có tác dụng làm hạ đường huyết. Trên chuột đực bị bệnh tiểu đường, nhân sâm có khả năng khống chế được lượng đường huyết trong máu và ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường gây ra.

Tuy nhiên, cơ chế tác dụng của nhân sâm đối với chuyển hóa đường còn chưa được làm rõ hoàn toàn. Có báo cáo cho rằng, nhân sâm làm tăng cường hô hấp tế bào, thúc đẩy quá trình phân hủy đường và tăng cường chuyển hóa năng lượng.

Chính vì những tác dụng này mà loại thảo dược này đã được đưa vào trong hỗ trợ bệnh tiểu đường. Các chuyên gia cho rằng, nhân sâm có tác dụng cải thiện tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân tiểu đường, nhưng không thay đổi được tình trạng đường huyết quá cao:

– Đối với bệnh tiểu đường thể nhẹ, nhân sâm có khả năng làm giảm đừng niệu, đường huyết. Sau khi ngừng sử dụng, tác dụng có thể duy trì trong 2 tuần lễ.

– Đối với bệnh nhân tiểu đường thể vừa, sau khi dùng nhân sâm, lượng đường huyết giảm, giảm cảm giác mệt mỏi, giảm khô miệng.

Ở một số bệnh nhân dùng nhân sâm, có thể giảm liều insulin. Để sử dụng nhân sâm chữa bệnh tiểu đường, bạn có thể thực hiện theo cách như sau:

– Nhân sâm, rễ qua lâu, 2 vị lượng bằng nhau. Nghiền thành bột mịn, trộn với mật thành viên hoàn to bằng hạt đậu, mỗi lần uống 20g kết hợp với thang mạch môn đông.

Nhân sâm - thảo dược chữa tiểu đường
Nhân sâm – thảo dược chữa tiểu đường

4. Cây tầm xuân

Cây tầm xuân có tên khoa học là Rosa multiflora Thunb., họ Hoa Hồng (Rosaceae). Theo y học cổ truyền, rễ tầm xuân có vị đắng chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, khu phong, hoạt lạc và giải độc.

Theo các bác sỹ tại viện Y học cổ truyền, rễ tầm xuân có tác dụng chống viêm, giúp làm giảm mỡ máu ở những bệnh nhân tiểu đường có kèm béo phì, mỡ máu cao.

Ngoài ra, rễ cây tầm xuân còn có tác dụng ổn định đường huyết và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.

Do vậy, từ lâu trong dân gian người ta đã sử dụng rễ tầm xuân để trị đái tháo đường, người già tiểu nhiều lần. Người bệnh tiểu đường có thể lấy 20 – 30g rễ tầm xuân sắc đặc uống trong ngày để giảm đường huyết.

5. Cây ổi

Cây ổi có tên khoa học là Lantana camara L., họ Cỏ roi ngựa (Verbeanaceae). Dân gian hay sử dụng lá bông ổi để giải độc, hạ sốt và chữa trị tiểu đường.

Để chữa đái tháo đường, bạn dùng toàn bộ cây bỏ rễ khoảng 40g sắc uống thay nước hàng ngày. Ngoài ra, bạn có thể ăn thêm củ mài, củ súng hoặc bột thiên hoa phấn, ngày 10g.

6. Cam thảo

Thêm một loại thảo dược chữa tiểu đường mà chúng tôi muốn giới thiệu tới các bạn đó là cam thảo, đây là loại cây thảo cao từ 0.3 – 1m, gốc hóa gỗ và phân nhánh.

Theo các nghiên cứu khoa học hiện đại, cam thao có chứa hoạt chất amellin có công dụng gần giống insulin. Amellin làm giảm đường trong máu và nước tiểu, quá trình làm giảm đường máu này diễn ra từ từ nhưng không làm hạ đường huyết dưới mức bình thường.

Bên cạnh đó, Amellin còn làm giảm các chất tạo xeton có trong máu người bệnh tiểu đường, nhờ đó làm giảm các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh.

Do vậy, tại các nước phương Đông, người ta hay dùng cam thảo để làm đường dành riêng cho bệnh nhân tiểu đường hoặc dùng hạ đường huyết, trị xeton niệu và những biến chứng khác kèm theo bệnh đái tháo đường.

Cam thảo chữa tiểu đường
Cam thảo giúp ngăn ngừa biến chứng tiểu đường

7. Ngưu bàng

Và cuối cùng trong danh sách các cây trị tiểu đường, chúng tôi xin được tiết lộ đó chính là cây ngưu bàng. 

Theo các chuyên gia nghiên cứu, có thể dùng cuống lá và thân cây ngưu bàng cho bệnh nhân đái tháo đường bởi chúng có tác dụng hạ glucose máu và giúp làm tăng glycogen có trong gan.

Để chữa tiểu đường, bạn có thể dùng ngưu bàng theo cách như sau: Rễ ngưu bàng 20g, hà thủ ô, thiên hoa phấn, mỗi vị 12g. Sắc lấy nước uống.

8. Nha đam

Các nhà nghiên cứu khoa học đánh giá rằng nha đam cũng là một trong những loại thảo dược có hiệu quả cao trong việc làm chậm tiến triển bệnh tiểu đường.

Một nghiên cứu vào năm 2013, đã xem xét việc sử dụng lô hội để điều trị các triệu chứng của bệnh tiểu đường ở chuột. Các phát hiện cho thấy lô hội có thể giúp bảo vệ và sửa chữa tổn thương các tế bào beta trong tuyến tụy sản xuất insulin. Các nhà nghiên cứu tin rằng điều này có thể là do tác dụng chống oxy hóa của lô hội.

Ngoài ra, lô hội còn có thể giúp làm lành vết thương trên da ở những người bệnh nhân tiểu đường bị loét vùng da trên chân tay. 

Người bệnh có thể dùng nha đam theo nhiều cách khác nhau để cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường như: chế biến thành chè lô hội không đường, thêm lô hội vào các món ăn…

Nha đam giúp giảm đường huyết
Nha đam giúp ổn định đường huyết

Trên đây là toàn bộ thông tin về các loại cây trị tiểu đường. Hy vọng, bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều kiến thức hữu ích về các thảo dược chữa trị tiểu đường. Chúc bạn sẽ luôn sử dụng cây trị tiểu đường an toàn và hiệu quả.

Contact Me on Zalo