Chỉ số BMI cho phụ nữ mang thai bao nhiêu là hợp lý

Số cân nặng trong thời kỳ mang thai rất quan trọng đối với sức khỏe thai kỳ và sức khỏe lâu dài  của bạn và thai nhi. Mức tăng cân khi mang thai được ước tính dựa vào cân nặng của thai  phụ trước khi mang thai và chỉ số BMI. Vậy chỉ số BMI cho phụ nữ mang thai bao nhiêu là hợp lý? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết ngay sau đây nhé!

1. Tăng cân khi mang thai như thế nào là hợp lý

Sự tăng cân của phụ nữ trong thai kỳ phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm cân nặng của thai nhi, nhau thai, nước ối, thể tích máu gia tăng, mô và dịch cơ thể. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), sự tăng cân trong thai kỳ được ước tính dựa vào chỉ số khối lượng cơ thể BMI ( Body mass index) của người mẹ trước khi mang thai. Công thức tính BMI như sau:

Chỉ số BMI = cân nặng (kg) / [chiều cao x chiều cao] (m)

Nếu mẹ có cân nặng bình thường trước khi mang thai (BMI khoảng 18,5 – 24,9): mức tăng cân lý tưởng của người mẹ là 10 -12 kg cụ thể như sau:

  • 3 tháng đầu (quý I): tăng 1 kg
  • 3 tháng giữa (quý II): tăng 4 – 5 kg
  • 3 tháng cuối (quý III): tăng 5 – 6 kg

Nếu bạn có chỉ số BMI < 18,5 tức là bạn đang thiếu cân: Mức tăng cân nên đạt khoảng 25% so với cân nặng trước khi mang thai. 

Nếu bạn đang bị thừa cân (BMI >25): Mức tăng cân lý tưởng là 15% so với cân nặng trước khi mang thai.

Khuyên nghị về tăng cân tổng thể trong thai kỳ theo BMI trước khi mang thai
Khuyên nghị về tăng cân tổng thể trong thai kỳ theo BMI trước khi mang thai

2. Nguy hiểm khi tăng cân không hợp lý trong quá trình mang thai

Có những nguy hiểm tiềm ẩn nếu tăng quá ít hoặc quá nhiều trong thai kỳ. Tăng cân quá ít có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của thai nhi và gây ra sinh non hay con sinh ra quá nhỏ. Một số trẻ sinh ra quá nhỏ có thể gặp khó khăn khi bắt đầu bú mẹ, có thể tăng nguy cơ mắc bệnh và có thể bị chậm phát triển.

Tăng cân quá nhiều có thể gây ra các biến chứng chuyển dạ, sinh ra thai nhi lớn hơn đáng kể so với mức trung bình, giữ cân sau sinh, cũng như làm tăng nguy cơ phải sinh mổ.

3. Một số lưu ý giúp mẹ theo dõi cân nặng khi mang thai

Phụ nữ mang thai nên kiểm tra cân nặng hàng tháng và liên hệ với bác sĩ để được tư vấn nếu mẹ thấy dấu hiệu tăng hay giảm  cân bất thường.

Từ tháng thứ 4 của thai kỳ, mẹ thường tăng khoảng 1,5 – 2kg mỗi tháng. Nếu tăng ít hơn 1 kg hay nhiều hơn 3kg mỗi tháng cần đến gặp bác sĩ ngay vì tăng cân quá ít hay quá nhiều để ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của mẹ và bé. 

Mẹ cần làm gì để tăng cân hợp lý khi mang thai

Để có mức tăng cân hợp lý, thai phụ cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng

Ăn gì khi mang thai?

Những thực phẩm bạn ăn vào có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khoẻ của thai nhi. Mẹ cần sử dụng các thực phẩm lành mạnh giàu chất dinh dưỡng như rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc và chất béo lành mạnh.

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần bổ sung các chất hữu ích cho sự tăng trưởng và phát triển khoẻ mạnh của thai nhi như: Folate và axit folic, canxi, vitamin D, đạm, sắt,..

Mẹ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong quá trình mang thai
Mẹ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong quá trình mang thai

Các thực phẩm cần tránh khi mang thai

Phụ nữ mang thai nên tránh tiêu thụ các thực phẩm sống, chưa nấu chín như: sushi, sashimi và động vật có vỏ sống như hàu, sò điệp và trai. Tương tự thịt, gia cầm và trứng chưa nấu chín cũng nên tránh, vì phụ nữ mang thai có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn.

Tránh dùng nhiều caffeine vì có thể gây ảnh hưởng đến em bé.

Mẹ bầu tuyệt đối không được uống rượu và hút thuốc trước trong và sau khi mang thai vì điều này sẽ cực kỳ nguy hại đến sức khoẻ của bé.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, mẹ cũng cần có nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng, lo lắng.

Trên đây là những thông tin về chỉ số BMI cho phụ nữ mang thai. Hy vọng qua bài viết bạn sẽ có những kiến thức hữu ích để cả mẹ khỏe mạnh bé phát triển tốt.

Contact Me on Zalo