Cảnh báo biến chứng teo cơ do bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường ngày phổ biến và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong đó có biến chứng teo cơ do bệnh tiểu đường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. 

1. Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh xương khớp cao hơn

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến tất cả các thành phần của hệ thống cơ quan vận động như: cơ, xương và mô liên kết. Không xác định được chính xác nguyên nhân gây ra chứng teo cơ do bệnh tiểu đường nhưng một số chuyên gia cho rằng:

  • Rối loạn chuyển hoá khi bị tiểu đường khiến bệnh nhân dễ bị tổn thương và suy yếu cơ xương. 
  • Do sự bất thường của hệ thống miễn dịch, làm tổn thương các mạch máu nhỏ cung cấp các dây thần kinh cho chân làm cho bệnh nhân tiểu đường mắc chứng teo cơ. 
  • Mật độ xương của bệnh nhân tiểu đường thấp hơn so với người khoẻ mạnh. Điều này cũng khiến cho họ dễ gặp các vấn đề về xương khớp hơn.

Một nghiên cứu lớn của Đan Mạch khi so sánh bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường với người bình thường cùng độ tuổi, giới tính và nơi sống. Kết quả là bệnh nhân tiểu đường bị đau cơ xương khớp cao gấp 1,7 đến 2,1 lần so với những người bình thường. 

Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh về xương khớp cao hơn bình thường
Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh về xương khớp cao hơn bình thường

2. Triệu chứng khi bị teo cơ do bệnh tiểu đường

Các đặc điểm chính của biến chứng teo cơ do bệnh tiểu đường là:

Khởi phát chỉ là cảm giác không duỗi ngón tay thoải mái được, Dần dần sẽ chuyển biến thành cong gập và đau buốt.

Tuy nhiên, do tổn thương thần kinh và mạch máu làm người bệnh ít nhận biết được vùng tổn thương. Kết hợp với tâm lý chủ quan nên khó phát hiện biến chứng ở giai đoạn đầu. Đến khi triệu chứng rõ ràng thì việc điều trị đã khó khăn hơn nhiều.

Các triệu chứng thường thấy bao gồm biến chứng bị teo cơ và xương khớp. 

Biến chứng teo cơ thường thấy đó là:

  • Yếu cẳng chân, mông hoặc hông.
  • Cơ bắp bị dần nhỏ lại, thường ở mặt trước của đùi, sẽ xuất hiện sau vài tuần.
  • Teo cơ ở cổ tay, cổ chân, bàn tay cứng,…
  • Các hội chứng biểu hiện như tê bàn tay, bàn chân, cơ tay chân co rút, ngón co quắp.

Đau, đôi khi dữ dội, thường ở mặt trước của đùi nhưng đôi khi ở hông, mông hoặc lưng.

Nhóm biến chứng xương khớp thường thấy như đông cứng, đau lan từ vai xuống bàn, ngón tay, sưng, da đỏ ở vùng xương khớp.

Các triệu chứng thường bắt đầu ở một bên và sau đó lan sang bên kia theo tiến triển từng bước. Tình trạng này có thể đến nhanh hoặc chậm hơn và thường không đối xứng (tức là hai bên của cơ thể bị ảnh hưởng không đồng đều).

Những triệu chứng teo cơ do bệnh tiểu đường thường khó nhận biết trong giai đoạn đầu
Những triệu chứng teo cơ do bệnh tiểu đường thường khó nhận biết trong giai đoạn đầu

3. Chẩn đoán teo cơ do bệnh tiểu đường

Teo cơ do bệnh tiểu đường có một số triệu chứng khác với những bệnh lý xương khớp khác. Bác sĩ cần phải loại trừ các vấn đề như:

  • Bệnh thoái hóa cột sống, có thể dẫn đến đau đùi
  • Nhồi máu cơ do tiểu đường, có thể gây đau và sưng cơ đùi của bạn
  • Chứng đau thần kinh tọa, gây ngứa ran, đau và bỏng rát ở đùi

Một số xét nghiệm có thể được thực hiện như:

  • Xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh tiểu đường hoặc xem mức độ nghiêm trọng của nó
  • Vòi cột sống, trong đó bác sĩ của bạn lấy một ít dịch tủy sống của bạn và kiểm tra nó để tìm các dấu hiệu viêm
  • Tia X
  • Chụp CT
  • MRI
  • Điện cơ và các xét nghiệm khác để xem thần kinh của bạn khỏe mạnh như thế nào
Thăm khám và thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán biến chứng teo cơ do bệnh tiểu đường
Thăm khám và thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán biến chứng teo cơ do bệnh tiểu đường

4. Cách giảm thiểu bị teo cơ do bệnh tiểu đường

Chứng teo cơ do bệnh tiểu đường có thể tự khỏi theo thời gian. Tuy nhiên, một số điều dưới đây có thể giúp bệnh nhân giảm các triệu chứng:

  • Kiểm soát bệnh tiểu đường chặt chẽ: 

Để giảm thiểu bị teo cơ do bệnh tiểu đường bệnh nhân cần kiểm soát ổn định đường huyết càng sớm càng tốt. Các yếu tố quan trọng để ổn định đường huyết bệnh nhân cần thực hiện đó là chế độ ăn uống khoa học, tập luyện thể thao kết hợp dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

  • Sử dụng thuốc giảm đau: 

Gabapentin và pregabalin đã được chứng minh là làm dịu cơn đau liên quan đến dây thần kinh kéo dài. Một số thuốc chống trầm cảm cũng có thể giúp giảm những cơn đau xương khớp.

  • Vật lý trị liệu. 

Phương pháp này có thể giúp duy trì và cải thiện cơ bắp. Ngoài các bài tập, bác sĩ vật lý trị liệu có thể đề xuất các thiết bị, như bệ phản ứng và bệ ngồi toilet để giúp người bệnh di chuyển thoải mái hơn.

Ngoài ra, bệnh nhân cần kiểm tra cơ và xương khớp thường xuyên. Đặc biệt khi có triệu chứng khởi phát cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn để phát hiện và điều trị sớm các biến chứng trước khi bệnh nghiêm trọng hơn.

Contact Me on Zalo