Thường được gọi là “vua của các loại trái cây”, xoài ( Mangifera indica ) là một trong những loại trái cây nhiệt đới được yêu thích nhất trên thế giới. Tuy nhiên, xoài có vị ngọt nên câu hỏi đặt ra là “Người bệnh tiểu đường ăn xoài được không?” Cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
1. Tác dụng của xoài đối với cơ thể
Xoài chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất thiết yếu và trở thành một loại quả bổ dưỡng cho hầu hết mọi chế độ ăn uống. Một quả xoài cỡ trung bình (khoảng 165 gam) cung cấp cho cơ thể 100 calo, 25g carbohydrate, nhiều vitamin A và C.
Bên cạnh đó, xoài còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất khác như: vitamin E, đồng, kali, canxi, phốt pho, sắt và kẽm.
Xoài cũng chứa chất chống oxy hóa giúp tăng cường miễn dịch và mang lại cho bạn làn da tươi sáng.
2. Người bệnh tiểu đường ăn xoài được không?
2.1. Xoài tác động như thế nào đến lượng đường huyết
Hơn 90% calo trong xoài đến từ đường, đó là lý do tại sao xoài góp phần làm tăng lượng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường.
Tuy nhiên, loại trái cây này cũng chứa chất xơ và các chất chống oxy hóa khác nhau, cả hai đều đóng vai trò trong việc kiểm soát lượng đường trong máu tăng nhanh.
Xoài cũng chứa chất xơ giúp làm chậm hấp thu đường vào máu, từ đó giúp kiểm soát lượng đường huyết.
2.2. Người bệnh tiểu đường ăn xoài được không?
Chỉ số đường huyết của xoài
Một cách để xác định thực phẩm chứa carb ảnh hưởng đến lượng đường trong máu như thế nào là xem chỉ số đường huyết (GI) của nó. Nếu thực phẩm chỉ số GI càng cao thì càng làm tăng nhanh lượng đường huyết. Những thực phẩm có chỉ số GI thấp thì lượng carb được hấp thu chậm hơn và nó sẽ làm tăng tăng lượng đường trong máu từ từ
Thực phẩm chia thành 3 loại có chỉ số GI như sau:
- GI thấp: 55 trở xuống.
- GI trung bình: 56 đến 69.
- GI cao: 70 đến 100.
Xoài có chỉ số Gi thấp (GI của xoài là 51). Vì vậy, nếu bị tiểu đường loại 2 bạn vẫn ăn được quả này nhưng chỉ nên ăn có chừng mực.
2.3. Lợi ích của xoài đối với người bệnh tiểu đường
Cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất
Trong xoài có chứa một lượng lớn các vitamin A, E, C và những khoáng chất như magie, canxi, phốt pho, sắt, kẽm. Ăn xoài giúp bổ sung nhiều chất dinh dưỡng và cải thiện sức khỏe ở người tiểu đường.
Ít ảnh hưởng đến đường huyết sau ăn
Mặc dù có chứa nhiều đường nhưng đồng thời, trong xoài cũng có nhiều chất xơ. Chất xơ giúp hạn chế hấp thu đường vào trong máu, do đó không làm tăng cao đường huyết sau ăn.
Ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường
Trong xoài có chứa các chất chống oxy hóa, có tác dụng dọn dẹp gốc tự do, cải thiện tình trạng viêm mạn tính và ngăn ngừa biến chứng của bệnh như bệnh tim mạch, tê bì tay chân, mờ mắt, viêm loét da
Có lợi cho tiêu hoá
Xoài cung cấp vitamin B giúp tăng cường trao đổi chất cho cơ thể. Mặt khác, hàm lượng chất xơ trong xoài cũng giúp giảm hiện tượng táo bón, rối loạn tiêu hoá ở người bệnh.
3. Cách ăn xoài thân thiện với bệnh tiểu đường
Nếu bạn bị tiểu đường và muốn đưa xoài vào chế độ dinh dưỡng của mình, bạn cần biết một số lưu ý dưới đây:
3.1. Kiểm soát khẩu phần xoài tiêu thụ
Cách tốt nhất để giảm thiểu tác động đến đường huyết của loại trái cây này là tránh ăn quá nhiều cùng một lúc.
Nếu bạn bị tiểu đường, hãy bắt đầu với 1/2 cốc (82,5 gram) để xem lượng đường trong máu của bạn phản ứng như thế nào. Từ đó, bạn có thể điều chỉnh kích thước và tần suất phần ăn của mình cho đến khi bạn tìm thấy số lượng phù hợp nhất.
3.2. Bổ sung một nguồn protein
Giống như chất xơ, protein có thể giúp giảm thiểu lượng đường trong máu tăng đột biến khi ăn cùng với các loại thực phẩm giàu carb như xoài
Xoài chứa nhiều chất xơ nhưng lại không có nhiều protein. Vì vậy, không chỉ thêm xoài vào chế độ dinh dưỡng của mình, bạn cần thêm những nguồn protein khác như: Trứng, thịt, các loại hạt,…
3.4. Không ăn xoài khi bị tiêu chảy
Khi bị tiêu chảy bạn không nên ăn xoài để tránh làm tồi tệ hơn tình trạng. Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn xoài lúc đói sẽ dễ gây hại cho dạ dày avf làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho đường ruột.
Trên đây là những thông tin xoay quay vấn đề “Người bệnh tiểu đường ăn được xoài không?” . Xoài là sự lựa chọn tốt cho người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, người bệnh cần phải ăn lượng hợp lý, đúng cách kết hợp với một chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý để kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình.