Nước cam là loại thức uống thơm ngon và là nguồn cung cấp nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường thường lo lắng về lượng đường có trong cam khi ăn vào cơ thể. Vậy người bệnh tiểu đường có được uống nước cam không? Hãy cùng theo dõi bài viết để biết câu trả lời nhé!
1. Lợi ích của việc uống nước cam
Nước cam cung cấp nguồn vitamin C dồi dào là một chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa xơ cứng động mạch, giảm cholesterol, ngăn chặn các gốc tự do gây hại cho tế bào.
Bên cạnh đó, trong nước cam còn có thành phần flavonoid – một chất chuyển hoá trung gian có tác dụng nâng cao tính bền của thành mạch máu. Flavonoid còn giúp chống co giật, chống dị ứng, giảm nghẽn phế quản,…
Nước cam còn chứa nhiều chất xơ. Chất xơ có tác dụng làm chậm quá trình chuyển hoá đường, tinh bột để lượng đường huyết không bị tăng nhanh sau khi ăn. Chất xơ còn hỗ trợ tiêu hóa, thúc đẩy giảm cân và giảm cholesterol.
2. Bệnh nhân tiểu đường uống nước cam được không?
2.1. Chỉ số đường huyết của thực phẩm và bệnh tiểu đường
Một cách để xác định thực phẩm chứa carb ảnh hưởng đến lượng đường trong máu như thế nào là xem chỉ số đường huyết (GI) của nó. Nếu thực phẩm chỉ số GI càng cao thì càng làm tăng nhanh lượng đường huyết. Những thực phẩm có chỉ số GI thấp thì lượng carb được hấp thu chậm hơn và nó sẽ làm tăng tăng lượng đường trong máu từ từ.
Thực phẩm chia thành 3 loại có chỉ số GI như sau:
- GI thấp: 55 trở xuống.
- GI trung bình: 56 đến 69.
- GI cao: 70 đến 100.
Bệnh nhân tiểu đường nên bổ sung nhiều thực phẩm có GI thấp trong chế độ ăn của họ.
Chỉ số đường huyết của cam tươi chỉ vào khoảng 40-43, nên cam được xếp vào một trong những thực phẩm có chỉ số GI thấp. Vì vậy, người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn cam hay uống nước cam.
2.2. Bệnh nhân tiểu đường được uống nước cam không?
Câu trả lời là CÓ.
2.3. Bệnh nhân tiểu đường uống bao nhiêu nước cam là đủ?
Cam cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho người mắc bệnh tiểu đường. Nhưng không vì thế mà người tiểu đường được sử dụng một lượng lớn nước cam một lúc. Bệnh nhân chỉ nên sử dụng một lượng vừa phải. Bởi cam vẫn chứa một lượng đường nhất định. Bệnh nhân đái tháo đường nếu lỡ ăn quá nhiều cam sẽ khiến lượng đường huyết tăng vọt làm tăng nguy cơ dẫn đến các biến chứng khôn lường.
Vậy, bệnh nhân tiểu đường chỉ nên uống 1 – 2 cốc nước cam nhỏ mỗi ngày.
Nếu người bệnh tiểu đường tiêu thụ nước cam ở mức cho phép, nước cam sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân:
- Tăng cường sức đề kháng: Cam là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào giúp chống oxy hóa mạnh mẽ, thúc đẩy hoạt động của hệ miễn dịch.
- Điều hoà huyết áp: Cam chứa kali giúp điều chỉnh cân bằng chất lỏng nội bào từ đó ổn định huyết áp.
- Ngăn ngừa biến chứng tim mạch: Cam chứa pectin. Đây là một loại chất xơ giúp giảm cholesterol máu, cải thiện sức khỏe tim mạch.
- Hỗ trợ tiêu hoá: Cam cung cấp nhiều chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hoá rất tốt. Hàm lượng chất xơ cao kèm theo độ axit vừa phải trong cam sẽ kích thích dạ dày hoạt động tốt hơn.
3. Những lưu ý khi người bệnh tiểu đường tiêu thụ trái cây
Với người bị tiểu đường, dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát và ngăn chặn các biến chứng của tiểu đường. Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý một số điều dưới đây khi tiêu thụ trái cây:
- Bệnh nhân tiểu đường nên chọn ăn trái cây trực tiếp. Uống nước ép của nó có thể khiến bạn mất đi một lượng chất xơ lành mạnh và làm tăng lượng đường trong máu. Nếu uống nước ép trái cây, thì hãy nhớ chắc chắn đừng thêm đường hay chất tạo ngọt.
- Không ăn nhiều một loại trái cây mà nên ăn đa dạng các loại.
- Ưu tiên những loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp.
- Hạn chế ăn trái cây khô hay đóng hộp
- Ăn trái cây cách xa bữa ăn chính nhưng không được thay thế các bữa ăn chính.
- Nên kiểm tra lượng đường huyết sau khi ăn để biết được ngưỡng cho phép của cơ thể
Vậy là bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “Người bệnh tiểu đường có uống nước cam được không?”. Mong rằng bạn đã có thêm những thông tin bổ ích để chăm sóc bản thân và những người xung quanh đang mắc bệnh lý này.